HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Từ những kết quả của bài nghiên cứu và thực trạng về RRTD mà tác giả tìm hiểu và trình bày, từ đó tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách đối với các NHTMCP như sau:

Thứ nhất, các ngân hàng cần nâng cao hơn nữa về chất lượng quản lý tài sản của ngân hàng như gia tăng năng lực quản trị rủi ro đặt biệt là RRTD để quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thực trạng nợ xấu đang gia tăng của các ngân hàng khiến cho RRTD gia tăng từ đó nguy cơ thất thốt về tài sản của ngân hàng

ngày càng lớn và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng cần xây dựng cho mình mơ hình quản lý RRTD phù hợp theo kinh nghiệm và các chuẩn mực của quốc tế theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng vay vốn và thông tin về ngành nghề mà khách hàng hoạt động, cũng như hệ thống công nghệ đáp ứng được nhu cầu quản lý RRTD.

Từ đó ngân hàng có thể đề ra chiến lược đầu tư hợp lý đặc biệt là ở lĩnh vực cấp tín dụng phù hợp với từng đặc điểm đặc trưng của khách hàng, ngành nghề mà khách hàng hoạt động và tình hình kinh tế xã hội theo từng thời kỳ nhằm phân tán rủi ro và hạn chế rủi ro khi có bất lợi xảy ra. Hồn thiện quy trình và quy định cho vay kết hợp với nâng cao đội ngũ nhân viên có chất lượng để gia tăng hiệu quả trong cơng tác thẩm định tín dụng bên cạnh đó chú trọng quy trình kiểm tra kiểm sốt nhằm theo dõi chất lượng tín dụng sau khi cấp tín dụng nhằm ngăn ngừa và phát hiện sớm RRTD xảy ra để có ứng xử tín dụng phù hợp. Nhận diện được RRTD thơng qua việc đánh giá chất lượng tín dụng theo tiêu chí định tính là khả năng trả nợ của khách hàng và định lượng là thời gian quá hạn của khách hàng bằng hệ thống đánh giá và xếp hạng khách hàng theo các chuẩn mực quốc tế. Có thể tách bộ phận thực hiện nhiệm vụ đánh giá này ra khỏi bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác.

Các ngân hàng cần tập trung xử lý nợ xấu nhằm giảm RRTD cho ngân hàng thông qua các giải pháp đồng bộ từ việc chun mơn hóa quy trình xử lý nợ đến việc tích cực tham gia việc bán nợ xấu nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu và đảm bảo tính tính an tồn trong hoạt động của ngân hàng. Trong đó có thể có thể xem xét các giải pháp về miễn giảm lãi cho khách hàng cũng như cơ cấu lại khoản vay phù hợp với khả năng trả nợ khi khách hàng vẫn có tiềm năng phát triển, xử lý TSBĐ khi đánh giá khách hàng khơng có khả năng trả nợ hoặc sử dụng dự phòng RRTD để bù đắp khoản thiệt hại về tài sản.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị chi phí đặt biệt là chi phí hoạt động, thơng qua việc nâng cấp và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng như core banking, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để bán chéo cho khách hàng đặc biệt là các sản

phẩm ngân hàng trực tuyến nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng và nhân lực, kiện toàn bộ máy hoạt động cũng quy trình hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí và ứng dụng cơng nghệ vào hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để giảm nhân sự tăng năng suất cho ngân hàng từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị nguồn vốn thơng qua các chính sách đầu tư trong đó chú trọng việc đầu tư vào các lĩnh vực tín dụng cũng như các kênh đầu tư khác nhằm sinh lợi nhất có thể trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Theo đó việc tăng trưởng quy mơ về tài sản cũng như quy mô về dư nợ sẽ khiến cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như có hiệu ứng lợi thế nhờ quy mơ kết hợp với việc quản lý chất lượng tài sản tốt nhằm đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Bên cạnh đó thì về phía chính phủ cũng như NHNN thì cũng cần có những chính sách hỗ trợ cho NHTMCP nhằm ngăn ngừa và hạn chế RRTD để gia tăng HQHĐKD của ngân hàng.

Thứ nhất, hồn thiện mơi trường pháp lý cho các hoạt động của các ngân hàng nhằm đảm tính an tồn và ổn định đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hoạt động hệ thống ngân hàng. Trong các chính sách điều hành kinh tế như ổn định lạm phát hoặc tăng trưởng kinh tế thì chính phủ cần cân nhắc đến lợi ích của các ngân hàng khi ban hành các chỉ tiêu định lượng về các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt các văn bản liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cần mang tính hướng dẫn và định hướng tín dụng theo từng thời kỳ theo hướng giảm thiểu RRTD cho hệ thống ngân hàng. Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý nợ của hệ thống ngân hàng cần được cải thiện theo hướng tháo bỏ những khó khăn, rườm rà tạo điều kiện để các ngân hàng nhanh chống thu hồi nợ và hạn chế RRTD ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, hiện nay tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP đang ở mức cao và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động cũng như an tồn của hệ thống các TCTD. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đang là nhu cầu cấp thiết nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQHĐKD của các NHTMCP. Tuy nhiên ở việt Nam vẫn chưa

hình thành thị trường mua bán nợ xấu mà chỉ có VAMC chuyên mua nợ của các NHTMCP. Tuy nhiên hoạt động của cơng ty này cịn nhiều hạn chế và việc mua nợ còn nhiều bất cập như các NHTMCP vẫn phải trích lập dự phịng RRTD. Do đó NHNN cần hoàn thiện hơn nữa về khung pháp lý cũng như đẩy mạnh khả năng mua nợ của VAMC nhằm hỗ trợ trong quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)