ROE Hệ số tương quan Độ lệch chuẩn Z P> | z |
NPL -1.0588 0.2928 -3.62 0.000 LEV 0.1777 0.0677 2.62 0.009 CLA -1.6869 0.4546 -3.71 0.000 CI 0.2452 0.1437 1.71 0.088 LA 0.0231 0.0151 1.53 0.125 LOAN -0.03240 0.0063 -5.07 0.000 AGE -0.00072 0.0005 -1.37 0.170 _CONS 0.6828 0.1571 4.35 0.000
(Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12.0)
Phân tích kết quả hồi quy của ROE với mơ hình (2a): Từ kết quả ước lượng cho thấy trong 7 biến độc lập thì có 5 biến có tác động đến ROE là có ý nghĩa thống kê. Theo đó:
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có hệ số hồi quy là -1.0588 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều với ROE với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng cao thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng giảm.
Tỷ lệ địn bẩy (LEV) có hệ số hồi quy là 0.1777 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa với ROE với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cũng cho thấy khác với ROA, các ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính cao thì làm gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do các ngân hàng giảm vốn chủ sở hữu.
Chi phí cho mỗi tài sản vay (CLA) có hệ số hồi quy là -1.687 cho thấy có mối quan hệ ngược chiều đến ROE với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho thấy các ngân hàng có chi phí hoạt động cao thì làm giảm đi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ lãi tín dụng trên tín dụng đã cấp có hệ số hồi quy là 0.2452 cho thấy có mối quan hệ cùng chiều với ROE với mức ý nghĩa 10%. Kết quả cho thấy tương tự như ROA, các ngân hàng khi gia tăng lãi cấp tín dụng thì làm gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
lệ cho vay và ứng trước khơng có tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.
Tổng dư nợ (LOAN) có hệ số hồi quy là -0.0324 cho thấy mối quan hệ ngược chiều với ROE với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho thấy khi các ngân hàng gia tăng quy mơ cấp tín dụng thì làm giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.
Thâm niên ngân hàng (AGE) có hệ số hồi quy là -0.0007 cho thấy mối quan hệ ngược chiều với ROE nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy thâm niên ngân hàng khơng có tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.