Kỳ vọng của tác giả về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa kinh doanh đến giá trị doanh nghiệp (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Kỳ vọng của tác giả về kết quả nghiên cứu

Các kỳ vọng của tác giả được kỳ vọng dựa vào các nghiên cứu trước đây.

Kỳ vọng 1 (H1): biến đa dạng hóa có mối quan hệ tương quan âm với biến giá

trị vượt trội của doanh nghiệp.

Theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả kỳ vọng rằng giá trị của doanh nghiệp và đa dạng hóa có mối tương quan âm (-). Thực tế có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối quan hệ tương quan âm giữa đa dạng hóa và giá trị của doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự sụt giảm về giá trị này là do sự đầu tư quá mức và trợ cấp chéo không phù hợp của các doanh nghiệp đa dạng hóa (Berger và Ofect – 1995), hay nguyên nhân là do chiến lược đa dạng hóa của doanh nghiệp thay vì chỉ kinh doanh đơn ngành (J.Bate – 2007), hay nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc xuất hiện chi phí đại diện (S.S.Chen và K.W.Ho – 2000),…

Kỳ vọng 2 (H2): biến quy mơ doanh nghiệp có mối quan hệ tương quan dương

(+) với biến giá trị vượt trội của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì sẽ có giá trị càng cao. Hay nói cách khác, tác giả kỳ vọng rằng có mối quan hệ tương quan dương giữa giá trị doanh nghiệp và quy mô của doanh nghiệp. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định kỳ vọng trên, quy mơ doanh nghiệp càng lớn thì sẽ có càng nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh (Berger và Ofect – 1995).

Kỳ vọng 3 (H3): biến biên độ lợi nhuận có mối quan hệ tương quan dương (+)

Dựa vào những nghiên cứu trước đây, những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi càng cao sẽ có giá trị càng cao. Chính vì vậy, tác giả kỳ vọng có mối quan hệ tương quan dương giữa biến biên độ lơi nhuận và giá trị của doanh nghiệp.

Kỳ vọng 4 (H4): biến địn bẩy tài chính có mối quan hệ tương quan âm (-) với

biến giá trị vượt trội của doanh nghiệp.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây, địn bẩy tài chính có thể có mối tương quan dương hoặc tương quan âm đến giá trị của doanh nghiệp. Địn bẩy tài chính có mối tương quan dương với giá trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp có tỷ lệ địn bẩy tài chính cao có xu hướng giảm tài trợ tiền mặt cho những dự án có NPV âm và những dự án sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp (Jensen, 1986). Ngồi ra, địn bẩy tài chính có mối tương quan dương với giá trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã tạo ra được lợi nhuận và sẽ sử dụng để giảm tỷ lệ địn bẩy của mình theo lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majlif, 1984). Ngược lại, địn bầy tài chính có mối tương quan âm với giá trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng của tỷ lệ địn bẩy tài chính q cao. Hay khi tài sản cố định của doanh nghiệp bị thiếu hụt thì địn bẩy tài chính sẽ có mối tương quan âm với giá trị doanh nghiệp (Scott, 1976). Theo dữ liệu tác giả thu thập từ năm 2012-2107 tác giả nhận thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam thường có tỷ lệ nợ/tổng tài sản rất cao, do đó tác giả kỳ vọng rằng địn bẩy tài chính sẽ có tác động làm giảm giá trị của doanh nghiệp.

Kỳ vọng 5 (H5): biến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp có mối quan hệ

tương quan dương với biến giá trị vượt trội của doanh nghiệp.

Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng có sự tác động mạnh mẽ của khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp đến giá trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng có khả năng tăng trưởng càng cao thì giá trị của doanh nghiệp càng tăng.

Belkaoi và các đồng sự (2000) đã chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp biết tận dụng tốt lợi thế về khả năng tăng trưởng mình thì sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp trên thị trường.

Andawasatya, Indrawati và Aisjah (2017) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có khả năng phát triển càng mạnh thì sẽ đạt được những lợi thế nhất định trong thị trường vốn. Do đó, tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa khả năng phát triển của doanh nghiệp và giá trị của doanh nghiệp đó.

Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả kỳ vọng rằng tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp và giá trị của doanh nghiệp.

Kỳ vọng 6 (H6): biến giả doanh thu từ nước ngồi có mối quan hệ tương quan

dương với giá trị vượt trội của doanh nghiệp.

Morck và Yeung (1991) và Errunza và Senbet (1981, 1984) đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng có mối quan hệ tương quan dương giữa doanh thu từ nước ngoài và giá trị doanh nghiệp.

Denis và cộng sự (2002) đã đem ra những dẫn chứng để chỉ ra rằng mối quan hệ giữa doanh thu từ nước ngoài và giá trị doanh nghiệp là mối quan hệ tương quan dương.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kỳ vọng

Kỳ vọng Biến Mối quan hệ tương quan với giá trị vượt trội của doanh nghiệp H1

D (-)

DH (-)

H3 EBITSA (+)

H4 LEV (-)

H5 CAPEXSA (+)

H6 INT (+)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa kinh doanh đến giá trị doanh nghiệp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)