.2 Thống kê đối tượng phỏng vấn định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của khách hàng về dịch vụ ngân hàng (khảo sát hệ thống NHTMCP EXIMBANK TP HCM) (Trang 53 - 55)

Đối tượng Số lượng

Nam 3

Nữ 7

Cấp bậc quản lý trở lên ở DN 8

Công chức nhà nước 2

Số năm giao dịch với NH từ 3-5 năm 3

Phương pháp khảo sát lần này là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Nội dung khảo sát được ghi nhận dùng làm liệu cứ để cùng thảo luận với nhóm nghiên cứu nhằm hiệu chỉnh thang đo.

Bảng hỏi sau khi được hiệu chỉnh, lấy ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, phát hành thử, ghi nhận các phản hồi, hoàn chỉnh bảng hỏi lần cuối để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chính thức.

3 3 Nghiên cứu chính thức

Sau bước nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn qua bảng hỏi.

Bảng hỏi được thiết kế làm 2 phần:

Phần I là những câu hỏi về đặc điểm của KH, các thông tin các nhân.

Phần II là những câu hỏi được thiết kế với 5 biến quan sát cho thang đo CSR, biến quan sát cho thang đo uy tín DN và biến quan sát cho LTT của KH, tổng cộng có 58 biến cụ thể được thể hiện trên thang điểm Linkert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý).

Với cách thiết kế bảng hỏi như vậy, KH sẽ cho biết cảm nhận về việc thực hiện CSR của DN bằng cách đánh dấu vào con số thích hợp. Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra và sử dụng điểm số Linkert để kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến.

Đối tượng để gửi bảng câu hỏi thu thập thông tin là các KH sử dụng dịch vụ tại các PGD thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Eximbank khu vực TPHCM. Đây là những đối tượng tiếp xúc, theo dõi và cảm nhận rất rõ về việc thực hiện CSR của hệ thống ngân hàng, bản thân họ có những đánh giá cá nhân và đưa ra quyết định tự thân trong việc có nên duy trì mối quan hệ với ngân hàng hay khơng.

Tồn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Khởi đầu dữ liệu sẽ được mã hóa, làm sạch, sau đó được phân tích với các phần chính: Đánh giá độ tin cậy (qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha) và độ giá trị (Factor

loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA kiểm định mơ hình lý thuyết (hồi qui đa biến, kiểm định sự phù hợp, kiểm định các giả thuyết). Cụ thể như sau:

Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Qua đó các biến quan sát có tương quan biến tổng (<0.3) bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0.6).

Phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm thang đo. Các biến quan sát được chấp nhận khi Factor loading lớn nhất (>0.5) và thang đo được chấp nhận khi phương sai trích (>50%).

Bước tiếp theo là phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường. Lần lượt là kiểm định sự phù hợp của mơ hình, kiểm định độ phù hợp, sự hội tụ, tính đơn nguyên và giá trị phân biệt của các nhân tố trong mơ hình.

Mơ hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu cuối cùng được kiểm định bằng phương pháp phân tích cấu trúc SEM, cho phép kiểm định đồng thời các giả thuyết trong mơ hình mà tác giả đưa ra dự kiến, điều này cho phép đem lại độ tin cậy cao hơn.

3 3 Thang đo

Thang đo sau khi được hiệu chỉnh và mã hóa, thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của khách hàng về dịch vụ ngân hàng (khảo sát hệ thống NHTMCP EXIMBANK TP HCM) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)