CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dạng Logarit cho tất cả các biến để xử lý hiện tượng outlier, được hiểu theo nghĩa chung là giá trị bất thường khác với các giá trị khác trong mẫu dữ liệu. Dựa trên bảng số liệu về tính tốn độ mở cửa thương mại (xem phụ lục) thì ta thấy hiện tượng oulier xuất hiện vào quý 1 của các năm 2006, 2007, 2008. Tương tự là số liệu của biến đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đột biến vào năm 2008 ( xem hình 4.3)… Hiện tượng outlier dẫn đến sự khơng chính xác trong ước lượng hồi quy đặc biệt khi mẫu nhỏ
(tác động đến hệ số hồi quy). Do đó, một trong các biện pháp để xử lý hiện tượng outlier là phương pháp biến đổi logarit cho tất cả các biến.
Sau đó, kiểm định nghiệm đơn vị được thực hiện để kiểm tra tính dừng của các biến. Đối với bài nghiên cứu này, kiểm định ADF và PP được áp dụng để đạt được mục tiêu trên.
Để ước lượng mơ hình, bài nghiên cứu khơng thể áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) vì hiện tượng nội sinh của độ trễ của biến phụ thuộc có thể làm cho những kết quả của phương pháp bình phương bé nhất bị sai lệch và không phù hợp. Vì thế, bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) để ước lượng phương trình tỷ giá hối đối thực. GMM có thể kiểm soát hiện tượng nội sinh của độ trễ các biến phụ thuộc và hiện tượng nội sinh tiềm ẩn của các biến giải thích khác trong mơ hình (Judson and Owen, 1999). Độ trễ của các biến độc lập được sử dụng như là biến cơng cụ. Sau đó sử dụng kiểm định quan trọng nhất của phương pháp ước lượng GMM là kiểm định Sargan (Sargan Test). Đây là kiểm định cần thiết trong trường hợp số biến cơng cụ nhiều hơn số biến trong mơ hình. Ý tưởng của kiểm định là xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư của mơ hình khơng. Nếu câu trả lời là khơng, khi đó biến cơng cụ được chọn là phù hợp và mơ hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp. Kiểm định Sargan sử dụng thống kê J (J – statistic) nhằm kiểm định giả thiết H0 - biến cơng cụ là có giá trị, mơ hình là phù hợp. Thống kê J tn theo phân phối Chi bình phương và được trình bày trên bảng kết quả ước lượng của phần mềm Eviews 7 cùng với giá trị p-value tương ứng của nó. Nếu giá trị thống kê Chi bình phương tính được vượt giá trị thống kê chi bình phương tới hạn, ta bác bỏ giả thiết Ho, điều này có nghĩa là có ít nhất một biến cơng cụ có tương
quan với số hạng sai số và do đó các giá trị ước lượng biến cơng cụ dựa vào biến cơng cụ được chọn là khơng có giá trị.
Chƣơng IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả thống kê về dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.1: Mô tả thống kê của các biến (Q12000 – Q42012)
Sample: 2000Q1 2012Q4
RER OPEN TOT GEXP FD FI
Mean 0.937058 1.345712 0.974227 0.169423 0.260975 0.052347 Median 0.978000 1.359500 0.974800 0.140000 0.253930 0.045690 Maximum 1.108000 2.198000 1.016900 0.380000 0.439980 0.129952 Minimum 0.745000 0.848000 0.929600 0.090000 0.154570 0.009066 Std. Dev. 0.131890 0.296511 0.022445 0.069492 0.069621 0.028007 Skewness -0.226263 0.478746 -0.349509 1.115290 0.214996 0.776643 Kurtosis 1.387085 2.873726 2.102163 3.614949 2.205402 3.017450 Jarque-Bera 6.080260 2.020925 2.805267 11.59957 1.768606 5.228164 Probability 0.047829 0.364050 0.245948 0.003028 0.413002 0.073235 Sum 48.72700 69.97700 50.65980 8.810000 13.57069 2.722026 Sum Sq. Dev. 0.887141 4.483855 0.025693 0.246283 0.247202 0.040003 Observations 52 52 52 52 52 52
Từ bảng thống kê mơ tả tóm tắt dữ liệu các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu (chưa lấy logarit) có thể giúp ích trong việc giải thích các hệ số ước lượng thu được bằng việc cung cấp tỷ lệ của các biến có liên quan. Biến tỷ giá hối đối thực là biến độc lập trong mơ hình, với giá trị trung bình bằng 0.94<1. Điều này cho thấy VND đang bị định giá cao so với USD, có nghĩa là lúc này mỗi VND sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở nước ngồi (Mỹ) so với ở trong nước. Đối với đồng tiền bị định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam so với các nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu ít cịn nhập khẩu thì nhiều. Nhìn vào giá trị nhỏ nhất xấp xỉ 0.75 và giá trị lớn nhất xấp xỉ 1.1 có thể nhận thấy được VND khơng phải ln bị định giá cao mà đã có giai đoạn VND được định giá thấp, cụ thể vào giai đoạn Q1/2000 – Q3/2003 tỷ giá hối đối thực VND/USD có xu hướng tăng nhẹ bằng 0.75%. Sau đó VND đã có xu hướng tăng mạnh thực tế trong giai đoạn Q4/2003 – Q4/2005 với tốc độ gần 1.5%/quý. Tuy nhiên từ Q1/2006 cho tới nay tỷ giá hối đối thực có xu hướng giảm và đặc biệt giảm mạnh cho đến Q4/2012. So với năm 2000, chỉ số CPI (đại diện cho mức độ lạm phát trong nền kinh tế) của Việt Nam năm 2012 đã tăng tới xấp xỉ 150% trong khi CPI của Mỹ chỉ tăng 33% trong cùng giai đoạn. Trong khi đó tỷ giá danh nghĩa giữa VND/USD chỉ tăng xấp xỉ 40%. Do vậy, nếu chúng ta lấy năm 2000 làm gốc thì VND đã lên giá thực tế xấp xỉ 25%.
Hình 4.1: Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD theo quý từ năm 2000 –2012 (năm 2000 là năm gốc)
Nguồn tính tốn của tác giả từ dữ liệu IMF [http://www.imf.org/external/data.htm] Độ mở cửa thương mại của Việt Nam trung bình là 1.34 >1 được cho là có độ mở cao đánh dấu bằng sự kiện năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Độ mở cửa thương mại có xu hướng ngày càng tăng qua các thời kỳ để phù hợp hơn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang được xem là xu thế chung của thế giới đương đại. Điều này được minh chứng bằng việc Việt Nam ký kết được ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Đến nay, nước ta đã ký kết trên 70 hiệp định thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất và tồn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ký năm 2001. Ở cấp độ đa phương Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới; gia nhập các tổ
chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết hiệp định hợp tác kinh tế đa phương như Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Liên Minh Châu Âu (EU)… và một sự kiện đặc biệt quan trọng là Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7 tháng 11 năm 2006.
Hình 4.2: Độ mở cửa thương mại của Việt Nam theo quý từ 2000-2012 Nguồn tính tốn của tác giả từ dữ liệu IMF Nguồn tính tốn của tác giả từ dữ liệu IMF
[http://www.imf.org/external/data.htm] Dịng vốn đầu tư nước ngồi với số liệu lấy trên IMF là vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng vào Việt Nam. Đó là lý do khiến dịng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng khơng lớn so với GDP trung bình vào khoảng 6.1%. Số liệu thu thập về đầu tư nước ngồi của bài nghiên cứu có sự sai lệch đáng kể so với số liệu thu thập từ nguồn GSO vì số liệu đầu tư nước ngoài trên
GSO là vốn đầu tư chỉ mới đăng ký mới trên các Sở kế hoạch và đầu tư trong cả nước. Nhìn trên biểu đồ ta thấy dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam từ năm 2009 đến nay giảm đáng kể. Nguyên nhân là do Mỹ, Nhật, Châu Âu là những quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam chiếm trên 50% để rơi vào khủng hoảng và suy thối do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn khiến nguồn tín dụng trở nên cạn kiệt, chi phí vốn trở nên đắt đỏ và kéo theo nhiều hợp đồng tín dụng sẽ khơng được ký kết hoặc khơng được giải ngân trong khi đó hơn 30% vốn FDI ở Việt Nam là vốn vay chứ không phải vốn cổ phần. Cuối cùng là do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI cũng chậm lại đáng kể (Hạ Thị Thiều Dao, 2012).
Hình 4.3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng từ 2000-2012
Nguồn UNCTAD [http://unctadstat.unctad.org/ReportFolders/reportFolders.aspx]
Tỷ lệ mậu dịch được đo lường bằng chỉ số xuất nhập khẩu chia chỉ số giá nhập khẩu. Tỷ lệ mậu dịch giảm dần qua các năm từ 2000 – 2008. Điều này cho thấy giá tương đối giữa hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu giảm. Tỷ lệ mậu dịch giảm dần cho thấy cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu gây bất lợi cho Việt Nam. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam chậm thay đổi và khơng thay đổi theo xu hướng có lợi cho tỷ lệ mậu dịch. Theo mặt hàng, xuất khẩu Việt Nam tập trung vào các mặt hàng tạo ra giá trị gia tăng không cao. Đến năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam cũng chỉ là dầu thô (11%), dệt may (15.9%), giày dép (7.1%), thủy sản (7.4%), điện tử và linh kiện (4.9%) , gạo (4.7%), gỗ và sản phẩm gỗ (4.5%), máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng (3.6%), cà phê (3%), cao su (2.1%). (VietTrade, 2010). Còn về nhập khẩu, Việt Nam có tỷ trọng hàng tiêu dùng nhỏ, khoảng 6-7% nhưng danh mục hàng hóa lại đa dạng dẫn dến việc quản lý nhập khẩu, hạn chế nhập siêu trở nên phức tạp (Nguyễn Duy Nghĩa, 2010). Ngoài ra, trong cơ cấu nhập khẩu hàng tiêu dùng trước giờ đã có nhập khẩu thực phẩm, vốn đã xem là bất hợp lý với một quốc gia có lợi thế cạnh tranh về nông nghiệp, nay lại thêm nhập khẩu nhiều mặt hàng xa xỉ như xe hơi, đồ dùng hàng hiệu nước ngoài… Thêm vào đó, Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất, tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong nhập khẩu, lên đến xấp xỉ 93%. Nếu như giảm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất của nước nhà. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là cơ cấu công nghiệp Việt Nam cịn mất cân đối và thiếu tính bền vững. Đặc biệt là sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ. Cơ cấu xuất nhập khẩu như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mậu dịch. Tỷ lệ mậu dịch có xu hướng giảm dần. Khi tỷ lệ mậu dịch giảm, hiệu ứng thu nhập sẽ lấn át hiệu ứng thay thế vì người tiêu dùng khơng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng trong nước mà có xu hướng sử dụng
hàng ngoại nhập, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ. Khi tỷ lệ mậu dịch giảm, thu nhập giảm, hiệu ứng thu nhập sẽ gây áp lực lên giá cả các mặt hàng vì nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là tư liệu sản xuất. Nếu như không thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu sẽ không cải thiện được tỷ lệ mậu dịch và Việt Nam lại tiếp tục là nước nhập siêu.
Hình 4.4: Tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
Nguồn UNCTAD [http://unctadstat.unctad.org/ReportFolders/reportFolders.aspx] Tỷ lệ nhập khẩu giảm dần cũng là xu hướng chung của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, một quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ nhất thế giới cũng có tỷ lệ mậu dịch giảm dần, đó là Thái Lan. Cũng khơng quên kể đến đó là Singapore, tuy nhiên mặc dù là nước nhập khẩu nhiều vì điều kiện địa lý tự nhiên nhưng lại là một quốc gia phát triển. Ngồi ra cịn có Campuchia và Phillippin ( xem bảng 4.2)
Bảng 4.2. Tỷ lệ mậu dịch của một số nước trong khu vực (2000 – 2012) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Brunei Darussalam 100 100.21 88.79 102.4 114.55 159.54 191.69 187.31 243.16 168.37 180.6 210.44 226.46 Cambodia 100 103.43 106.78 100.8 94.07 88.46 85.22 81.97 76.19 84.67 79.52 72.49 75.18 Indonesia _ _ _ 102.83 104.84 106.83 113 116.36 123.69 119.74 126.99 134.39 129.21 Lao People's Dem. Rep. 100 101.5 102.78 100.65 95.3 94.38 117.31 113.83 109.46 103.71 121.03 121.22 109.42 Malaysia 100 99.8 99.99 101.5 101.09 102.29 101.73 101.78 103.97 99.43 100.02 101.04 101.32 Myanmar 100 105.3 97.77 100.97 98.22 107.58 117.95 109.88 120.52 116.56 108.98 106.63 112.78 Philippines 100 99.21 92.5 95.64 92.53 86.25 77.27 75.41 67.45 72.01 70.32 65.88 65.62 Singapore 100 95.92 94.4 90.68 89.39 86.76 86.07 84.48 83.08 82.63 83.12 81.24 80.6 Thailand 100.00 92.16 92.23 94.33 96.02 96.86 95.79 96.13 94.23 97.13 98.06 94.06 93.16 VietNam 100 97.3 97.73 94.8 94.57 97.28 96.18 93.21 96.93 99.38 99.71 99.91 100.54
Quy mơ nợ nước ngồi ngày càng lớn, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình khoảng 19-20% trong những năm 2000 – 2012 đã lên đến trung bình 33% trong năm 2011 - 2012. Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nợ nước ngoài hiện chiếm khoảng 30%. Vì thế nợ nước ngồi tăng kéo theo tổng nợ công tăng lên. Vay nợ tăng nhưng việc sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả tạo ra gánh nặng về nợ ngày càng tăng. Đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả kém hấp dẫn dẫn đến thiếu nguồn lực thanh tốn lãi và hồn trả nợ gốc. Rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong trường hợp này. Khi đó việc tiếp cận với các nguồn vốn này ngày càng trở nên khó khăn hơn và tốn kém chi phí nhiều hơn. Khủng hoảng nợ Châu Âu là một minh chứng rõ ràng cho điều này.
.
Hình 4.5: Nợ nước ngồi của Việt Nam (% GDP) 2000-2012
Nguồn ADB [http://www.adb.org/data/main]
So với một số quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tổng nợ nước ngoài cao hơn trong nhiều năm gần đây bắt đầu từ năm 2006. Trong khi xu hướng nợ giảm ở các quốc gia này thì Viêt Nam lại có xu hướng ngược lại, tỷ lệ nợ lại cao gần gấp 2 lần so với năm 2000. Thực ra nếu nhìn về nợ thì tỷ lệ này khơng đáng quan ngại, tuy nhiên nếu nhìn vào mức độ nợ nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nợ công lan rộng ở Châu Âu, cộng với nền kinh tế đang gặp khó khăn thì vấn đề này trở nên đáng quan tâm.
Hình 4.6: Nợ nước ngồi của một số quốc gia châu Á (%GDP)
Nguồn tổng hợp từ ADB [http://www.adb.org/data/main] Trong cơ cấu nợ của Việt Nam thì tỷ lệ nợ nước ngồi ngắn hạn cũng có xu hướng tăng tương tự, tỷ lệ này hiện ở mức khoảng gần 11% trong năm 2012 cao hơn rất nhiều so với mức dưới 5% trong những năm 2000 – 2005. Theo Bộ Tài chính, cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, trong đó: vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, vay ưu đãi khác 19%
và vay thương mại chỉ chiếm 7%. Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay có thời gian dài, từ 20-40 năm, thời gian ân hạn từ 5-10 năm, lãi suất khoảng từ 0,75%-2,5%/năm. Điển hình là các khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm; Các khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1 đến 2%/năm) (Ngơ Thị Tuyết Mai, 2012). Nợ nước ngồi ngắn hạn cao thường tạo ra áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là đối với điều hành tỷ giá hối đối. Bởi vì mất giá đồng nội tệ tạo ra gánh nặng nợ quốc gia cao hơn.
Hình 4.7. Nợ nước ngồi và nợ nước ngồi ngắn hạn của Việt Nam (% GDP) Nguồn tổng hợp từ ADB Nguồn tổng hợp từ ADB [http://www.adb.org/data/main]