Nợ nước ngoài của Việt Nam (%GDP) 2000-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của mở cửa thương mại lên tỷ giá hối đoái thực nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Nguồn ADB [http://www.adb.org/data/main]

So với một số quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tổng nợ nước ngoài cao hơn trong nhiều năm gần đây bắt đầu từ năm 2006. Trong khi xu hướng nợ giảm ở các quốc gia này thì Viêt Nam lại có xu hướng ngược lại, tỷ lệ nợ lại cao gần gấp 2 lần so với năm 2000. Thực ra nếu nhìn về nợ thì tỷ lệ này khơng đáng quan ngại, tuy nhiên nếu nhìn vào mức độ nợ nước ngồi tăng nhanh, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nợ công lan rộng ở Châu Âu, cộng với nền kinh tế đang gặp khó khăn thì vấn đề này trở nên đáng quan tâm.

Hình 4.6: Nợ nước ngồi của một số quốc gia châu Á (%GDP)

Nguồn tổng hợp từ ADB [http://www.adb.org/data/main] Trong cơ cấu nợ của Việt Nam thì tỷ lệ nợ nước ngồi ngắn hạn cũng có xu hướng tăng tương tự, tỷ lệ này hiện ở mức khoảng gần 11% trong năm 2012 cao hơn rất nhiều so với mức dưới 5% trong những năm 2000 – 2005. Theo Bộ Tài chính, cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, trong đó: vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, vay ưu đãi khác 19%

và vay thương mại chỉ chiếm 7%. Phần lớn các khoản vay nước ngồi của Chính phủ là các khoản vay có thời gian dài, từ 20-40 năm, thời gian ân hạn từ 5-10 năm, lãi suất khoảng từ 0,75%-2,5%/năm. Điển hình là các khoản vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm; Các khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1 đến 2%/năm) (Ngô Thị Tuyết Mai, 2012). Nợ nước ngoài ngắn hạn cao thường tạo ra áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là đối với điều hành tỷ giá hối đối. Bởi vì mất giá đồng nội tệ tạo ra gánh nặng nợ quốc gia cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của mở cửa thương mại lên tỷ giá hối đoái thực nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)