Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và tăng cường hoạt tính quang hóa của tio2 nano ống để xử lí nước thải công nghiệp ô nhiễm chất hữu cơ (Trang 35 - 37)

1.3.1.3.1 Các chỉ tiêu lý học

- Chất rắn tổng cộng: chất rắn tổng cộng bao gồm các chất rắn không tan hoặc các chất rắn lơ lửng và các chất tan đã được hòa tan vào trong nước.

- Mùi: Việc xác định mùi trong nước thải ngày càng quan trọng, đặc biệt là các tác hại của nó gây ra cho sức khoẻ của con người và môi trường sống. Hợp chất mùi đặc trưng nhất là hydrosulfua (H2S – mùi trứng thối). Các hợp chất khác, chẳng hạn như indiol, skatol, cadaverin và mercaptan, được tạo thành dưới điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp vì trong quá trình thải nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động của sinh hoạt, thương mại hay công nghiệp. Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng liên quan đến các thông số lắng của các hạt cặn, ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng. Nước thải thải ra từ các khu đô thị thường dao động từ 24 đến 30oC.

- Độ màu: Độ màu của của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do các sản phẩm tạo ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là Pt – Coban (Pt – Co).

- Độ đục: Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU...

1.3.1.3.2 Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa

- pH: pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit của hoặc tính bazơ của nước và được tính bằng nồng độ của ion hydro. Giá trị pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình xử lý bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Các quá trình xử lý nước thải thường hoạt động tốt khi pH = 6,5 – 8 [27].

- Nhu cầu oxy hóa học – COD: Nhu cầu oxy hóa học (COD: Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học. Đơn vị đo của COD là mgO2/l hay đơn giản là mg/l [28].

- Nhu cầu oxy sinh hóa – BOD: Nhu cầu sinh hóa ( BOD: Biochimical Oxygen Demand) là một thông số đặc trưng cơ bản đặc trưng cho mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học). Được tính bằng mgO2/l hay đơn giản là mg/l [28].

- Bên cạnh đó còn có các chỉ tiêu về Nitơ, chỉ tiêu về chất hoạt động bề mặt, oxy hòa tan, kim loại nặng và các chất độc hại.

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942 – 1995) đã đưa ra các giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có mặt trong nước:

Bảng 1.3.1 – Giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có mặt trong nước

STT Thông số Đơn vị đo Giá trị giới hạn

A B

1 pH mg/l 6 ÷ 8,5 5,5 ÷ 9

2 BOD5(20oC) mg/l < 4 < 25

3 COD mg/l < 10 < 35

4 Oxy hòa tan mg/l ≥ 6 ≥ 2

5 Chất rắn lơ lửng mg/l 20 80 6 Dầu mỡ mg/l 0 0,3 7 Chất tẩy rửa mg/l 0,5 0,5 8 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật mg/l 0,15 0,15 Trong đó:

- A: Nguồn nước loại A gồm sông, hồ dùng làm nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt của nhân dân nhưng phải qua xử lý.

- B: Nguồn nước loại B gồm các nguồn nước sông, hồ dùng trong mục đích khác (dùng trong bơi lội, du lịch, nghỉ ngơi…).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và tăng cường hoạt tính quang hóa của tio2 nano ống để xử lí nước thải công nghiệp ô nhiễm chất hữu cơ (Trang 35 - 37)