Tổng quan các nghiên cứu về tác động của lao động di cư nông thôn tới mức sống hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN

2.3 Tổng quan các nghiên cứu về tác động của lao động di cư nông thôn tới mức sống hộ gia

tới mức sống hộ gia đình

Kể từ thế kỷ trước, khi di cư nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều tại các nước đang phát triển, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều nỗ lực và sự quan tâm của mình để nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, các nghiên cứu về tác động của di cư tới nơi đi vẫn cịn ít so với các nghiên cứu về nguyên nhân của di cư cũng như tác động tới nơi đến. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phần này của luận văn sẽ bắt đầu bằng việc điểm qua một số bằng chứng về tác động của di cư tới nơi đi nói chung và sau đó trình bày các kết quả nghiên cứu đã có về tác động của di cư nông thôn tới nơi đi theo ba khía cạnh đã trình bày trong phần lý luận ở trên.

Tác động của di cư nói chung tới nơi đi

Trong những nghiên cứu gần đây về tác động của di cư tới nơi đi, bằng chứng ở một số nước đang phát triển đã phần nào miêu tả được các tác động tích cực và tiêu cực của hiện tượng này tới điều kiện sống ở nơi đi. Chẳng hạn tại vùng Saharan châu Phi, di cư mang lại điều kiện kinh tế tốt hơn nên nó là động lực chính khiến hộ gia đình quyết định di cư (Adepoju, 1977) và di cư được xem là một chiến lược tồn tại và sinh nhai đối với hộ gia đình nơng thơn và là lựa chọn duy nhất cho những hộ đang sống trong cảnh nghèo đói (Mberu, 2006).Lao động di cư giúp hộ gia đình tối đa hóa khả năng tồn tại thơng qua việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro (Stark & Bloom, 1985). Tiền và hàng hóa gửi về hỗ trợ thêm về mặt vật chất đáng kể cho những người ở lại trong lúc đau ốm, tuổi già, cho giáo dục và ma chay.

Ngoài các tác động về mặt tài chính, di cư cũng có tác động tới những khía cạnh khác của mức sống như giáo dục, sức khỏe của những người ở lại. Chẳng hạn, tại khu vực châu Á, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy trong nhiều trường hợp, di cư mang lại sức khỏe tốt hơn và các hành vi sức khỏe có lợi hơn cho những người ở lại (Nguyen, Yeoh, & Toyota, 2006). Trẻ em được hưởng các tác động tích

cực từ việc di cư của bố và mẹ thể hiện ở tỷ lệ đến trường cao hơn, việc học tập tốt hơn cha mẹ đầu tư cho việc học của con nhiều hơn ở một số nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan hay Thái Lan (Nguyen, et al., 2006).

Bên cạnh đó, bằng chứng về nhiều tác động tiêu cực cũng được tìm thấy. Việc ra đi của những người trẻ tuổi, có trình độ và kỹ năng tốt hơn khiến khu vực nơng thơn cịn lại những người già, người về hưu, có trình độ giáo dục hạn chế. Do vậy, khu vực nông thôn thiếu những con người có thể giúp nâng cao điều kiện sống ở khu vực này, gây thêm tình trạng nghèo và phụ thuộc (Mberu, 2006). Cũng tương tự như vậy, di cư cũng có thể tạo nên các gánh nặng đối với hệ thống y tế tại cộng đồng nông thôn và các tác động không tốt tới sức khỏe người ở lại do việc phân tán các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS. Trẻ em ở các gia đình có cha mẹ di cư ở Philipines, Trung Quốc và Sri Lanka do thiếu vắng sự quan tâm của bố mẹ nên việc học tập của chúng phải chịu các tác động tiêu cực của việc di cư (Nguyen, et al., 2006).

Trên đây là một số các kết quả nghiên cứu đã có về tác động của di cư nói chung tới nơi đi trên một số khía cạnh thể hiện mức sống hộ gia đình. Trong phần tiếp theo, luận văn sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu về tác động của lao động di cư nơng thơn tới mức sống hộ gia đình dựa theo phân chia của Lucas (2005) với ba tác động chính tới nơi đi của người di cư. Cũng trong phần này, ngoài tiếp cận kinh tế học trong đánh giá cái được và mất đơn thuần về kinh tế, luận văn cũng mong muốn đồng thời sử dụng cả tiếp cận xã hội học khi xem xét di cư là một quyết định của hộ và tác động của lao động di cư tới bình diện cả hộ, tới những người ở lại trong hộ.

2.3.1 Tác động của việc ra đi

Các nghiên cứu đã tiến hành về tác động của di cư đối với việc sản xuất của hộ tìm thấy những bằng chứng trái ngược nhau. Trong thực tế, tác động của di cư rất phức tạp, thể hiện ở nhiều chiều, nhiều cấp độ (trực tiếp hay gián tiếp) và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc điểm hộ, phương thức sản xuất nơng nghiệp của hộ, mức độ hồn hảo của thị trường tại địa bàn… (Rempel & Lobdell, 1978; Stark, 1980; Taylor, Rozelle, & Brauw, 2003).

Trong các nền kinh tế với thị trường hàng hóa và thị trường lao động chưa hồn hảo, quyết định di cư có thể có tác động lớn đến các hoạt động kinh tế của hộ. Khi có lao động di cư, hộ sẽ mất đi người làm việc cho hoạt động sản xuất thường ngày. Số người di cư càng lớn thì số lao động cho cơng việc (trồng trọt, chăn nuôi…) tại địa bàn nông thôn càng thiếu. Do việc thiếu đi lao động, sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm theo. Những tác động tiêu cực này có vẻ càng trầm trọng hơn vì đa phần những người di cư là những người trẻ tuổi, khỏe mạnh hơn và có học vấn tốt hơn những người ở lại (Đặng Nguyên Anh, 2007; Taylor, et al., 2003). Bằng chứng tại Trung Quốc và Mexico cũng cho thấy thêm một người di cư là thu nhập từ nông nghiệp của hộ lại giảm đi (Taylor, et al., 2003).

Trái lại, ở các thị trường vận hành tốt, tác động của việc di cư đối với sản xuất nông nghiệp ở nơng thơn cịn lại rất nhỏ bởi sự thiếu hụt lao động có thể được bù đắp bằng nhiều hình thức khác như th nhân cơng, lựa chọn phương thức sản xuất ít tốn lao động hơn… (Brauw, 2007). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, di cư làm giảm sản xuất nông nghiệp ở nơi đi trong một thời gian ngắn nhưng trong dài hạn thì việc di cư có tác động tăng năng suất lao động nơng nghiệp (Lucas, 1987).

Tại Việt Nam, lao động di cư (thời vụ) được Brauw (2007) chứng minh khơng có

tác động tiêu cực tới sản xuất lúa gạo của hộ gia đình. Ngược lại, hộ gia đình lựa chọn thay đổi phương thức sản xuất bằng cách chuyển từ những cây trồng đòi hỏi nhiều lao động sang những loại cây trồng cần nhiều đất đai. Luận văn cũng tìm thấy bằng chứng tương đồng với các nghiên cứu trước rằng chính lao động di cư giúp cho hộ nâng cao mức sống và rằng di cư tăng lên cũng sẽ khiến cho tác động của nó tới sản xuất nơng nghiệp trở nên tích cực hơn.

2.3.2 Tác động của sự phân bổ

Tác động của sự phân bổ chủ yếu được thể hiện qua tiền gửi về cho hộ của người di cư. Tiền gửi về có ảnh hưởng quan trọng đối với thu nhập và phúc lợi của hộ. Điều này đặc biệt phổ biến tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam nơi mà thu nhập hộ còn thấp, và khi đó tiền gửi về được xem là nguồn thu nhập quan trọng đối với hộ (Barham & Boucher, 1998). Tuy nhiên, kết quả nghiên

cứu thực nghiệm cho thấy câu trả lời không rõ ràng về tác động tích cực hay tiêu cực của tiền gửi về đối với thu nhập của hộ cũng như trong sự phát triển của khu vực nơng thơn nói chung (Barham & Boucher, 1998; Rempel & Lobdell, 1978; Taylor, et al., 2003).

Tuy vậy, nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy một xu hướng chung khá rõ, tiền gửi về có tác động tích cực tới thu nhập của hộ gia đình (phần lớn là nghèo) tại nông thôn. Trong nhiều trường hợp, tiền gửi về chiếm tỷ trọng lớn thu nhập của hộ. Các nghiên cứu cũng cho thấy tiền gửi về thường được sử dụng cho chi tiêu đời sống, chi trả y tế và giáo dục, trả nợ và sửa chữa nhà cửa. Một phần rất nhỏ tiền này được sử dụng để đầu tư cho sản xuất (International Fund for Agricultural Development, 2007). Tiền gửi về cũng phần nào có thể bù đắp được việc thiếu hụt lao động tại hộ do có người di cư (Taylor, et al., 2003). Taylor và cộng sự (2003) cũng cho thấy kết quả khá thú vị là hộ có di cư sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người của những người ở lại khoảng 16-43%.

Tại Việt Nam, di cư từ nơng thơn ra thành thị là một hình thức giúp xóa đói giảm

nghèo (Dang Nguyen Anh, Tacoli, & Hoang Xuan Thanh, 2003; United Nations Vietnam, 2010). Lý do là ở khu vực nông thôn, cơ hội thu nhập từ nông nghiệp hay việc làm cho nông dân bị hạn chế nên nguồn tiền từ lao động thành thị gửi về được xem là một trong những khoản thu nhập chính của hộ gia đình. Tiền gửi về được phát hiện có quan hệ cùng chiều với chi tiêu của hộ, tức là tiền gửi về giúp hộ nới lỏng chi tiêu của mình cho những mục đích khác nhau (Nguyen Thu Phuong, Tran Ngo Thi Minh Tam, Nguyen Thi Nguyet, & Oostendorp, 2008). Cũng tương tự các nước đang phát triển khác, tiền gửi về được hầu hết các hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng để chi tiêu hàng ngày, chi cho y tế và giáo dục của con cái (United Nations Vietnam, 2010).

Tiền gửi về và việc sử dụng tiền gửi về là những chỉ báo cho thấy đóng góp của lao động di cư nông thôn tới mức sống của hộ và sự phát triển chung của cả địa phương. Những khoản tiền này góp phần vào việc phân chia lại của cải trên phạm vi

từng địa phương, cả nước và đóng góp nhiều cho các khu vực nông thôn và kém phát triển hơn (Dang Nguyen Anh, et al., 2003; United Nations Vietnam, 2010).

2.3.3 Tác động của sự trở về

Tác động của sự trở về thể hiện ở những nguồn lực mà người di cư mang lại cho cộng đồng nông thôn sau khi họ di cư trở về. Các nguồn lực đó có thể là nguồn tài chính, đầu tư cho lĩnh vực nơng nghiệp hay phi nông nghiệp, các mối liên kết kinh tế - xã hội, kiến thức và kỹ năng của những người di cư. Một số nhỏ trong số những người trở về có thể thiết lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó tạo thêm việc làm cho khu vực nông nghiệp (Deshingkar, 2006). Tuy nhiên, các tác động tích cực này có tồn tại hay không lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển tại địa bàn nông thôn, vào vốn con người mà người di cư có được cũng như họ có thực sự đầu tư các nguồn lực tích lũy được vào phát triển mức sống hộ gia đình và khu vực nơng thơn nói chung hay khơng (Vladicescu, Cantarji, & Jigau, 2008).

Nghiên cứu của UN (2010) gần đây cho thấy, tác động của sự trở về đối với hộ gia đình nơng thơn tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Do thiếu các bằng chứng thực nghiệm, việc tổng quan các kết quả nghiên cứu về vấn đề này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, báo cáo trên cũng lưu ý rằng các kiến thức, kỹ năng và hành vi của người di cư cịn có những tác động tiêu cực. Một bộ phận lao động di cư nông thôn sa vào con đường tệ nạn xã hội gồm cờ bạc, tội phạm, ma túy và mại dâm nên số lượng này nếu trở về nông thôn sẽ có thể mang theo cả những tệ nạn đó đến với cộng đồng nông thôn (United Nations Vietnam, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)