CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Bàn luận về kết quả phân tích
4.3.1 Tác động của việc có người xuất cư
Trước tiên, luận văn vẫn chưa thể đưa ra nhận định về tác động của việc xuất cư đến mức sống của hộ gia đình ở nơng thơn do tác động này khơng thể hiện một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua biến số khác là tiền gửi về. Trong phạm vi cho phép, luận văn chỉ xem xét tác động của việc xuất cư tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ. Mặc dù, các quan điểm lý thuyết trình bày về nội dung này (Chương I) đã chứng minh rằng di cư tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ, tuy nhiên, các kết quả hồi quy trong mơ hình 1 và 2 vẫn chưa chứng minh được quan điểm này.
Với giới hạn phạm vi của đề tài, không thể xem xét tác động của việc có người di cư tới mức sống hộ gia đình một cách tồn diện và trực tiếp do thiếu các biến số cần thiết. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu gợi ý có thể đánh giá tác động của việc xuất cư tới phúc lợi của những người yếu thế ở lại chẳng hạn việc chăm sóc
sức khỏe thể chất và tinh thần cho người già và trẻ em, sự phát triển của trẻ em khi bố hoặc mẹ di cư, việc học của con cái những người di cư … (Nguyen, et al., 2006).
4.3.2 Tác động phân bổ của tiền gửi về
Tiền gửi về là một phần thu nhập của lao động di cư kiếm được gửi về nhà ở nông thôn. Tiền gửi về có thể tác động tới việc tham gia vào thị trường lao động, nhu cầu ở địa phương thông qua các tác động đa chiều như đầu tư cho y tế, giáo dục của hộ, đầu tư cho đất đai và nhà cửa, giảm thiểu rủi ro, góp phần phân chia lại thu nhập giữa các khu vực.
Trong mẫu nghiên cứu, năm 2014 tiền gửi về bình qn của lao động di cư nơng thơn là 10,3 triệu đồng/năm. Hộ có lao động gửi tiền về nhiều nhất là 163 triệu đồng/năm và thấp nhất là 0 đồng.
Trong khi việc xuất cư khơng có mối liên hệ trực tiếp tới mức sống hộ gia đình thì tiền gửi về lại có tác động trực tiếp và tích cực tới mức sống hộ gia đình ở nơng thơn. Tiền gửi về giúp tăng thu nhập của hộ, thơng qua đó nới lỏng chi tiêu hộ. Nếu như hộ khơng có người di cư, chi cho ăn uống thường xuyên chiếm 48,6%. Ngược lại, khi hộ co người di cư, tỷ lệ này giảm xuống ở mức 46,6%. Tỷ trọng chi cho ăn uống trong tổng thu nhập càng giảm chứng tỏ mức sống của hộ càng được cải thiện. Hộ có nhiều tiềm lực tài chính hơn để chi cho các mục khác thể hiện mức sống cao hơn như chi cho bảo hểm y tế, chi cho đời sống và chi cho giáo dục.
Có thể thấy, tác động của tiền gửi về tới mức sống hộ gia đình là tác động tích cực và trực tiếp. Kết quả phân tích của luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đã cho các kết quả thống nhất. Tác động của tiền gửi về lên các mặt của mức sống như y tế, đời sống đều là tích cực, trong khi, chưa có bằng chứng cho sự tác động của việc xuất cư đến mức sống của hộ gia đình ở nơng thơn. Do đó, tiền gửi về là chỉ báo tốt hơn đánh giá tác động của lao động di cư nơng thơn tới mức sống của hộ gia đình thơng qua biến đại diện là chi tiêu bình quân đầu người/tháng của hộ. Tiền gửi về của lao động di cư nơng thơn làm tăng chi tiêu của hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương (Dang Nguyen Anh, et al.,2003; Deshingkar, 2006; United Nations Vietnam, 2010).