Đơn vị: tỷ đồng, % Ngân hàng 30/12/2012 30/12/2013 30/12/2014 30/12/2015 30/12/2016 Số tuyệt đối Tốc độ tăng Số tuyệt đối Tốc độ tăng Số tuyệt đối Tốc độ tăng Số tuyệt đối Tốc độ tăng Số tuyệt đối Tốc độ tăng NHTM NN 111,550 17.80 128,094 14.83 134,206 4.77 137,093 2.15 146,543 7 NHTM CP 177,624 3.09 193,536 8.96 191,115 (1.25) 193,977 1.50 200,855 4 NH Liên doanh, Nước ngoài 76,138 0.32 81,529 7.08 86,625 6.25 93,948 8.45 104,103 11 Toàn hệ thống 392,152 11,24 423,983 8.12 435,650 2.75 460,279 5.65 488,425 6.11
Xét về số tuyệt đối thì vốn điều lệ hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 392,152 tỷ đồng vào cuối năm 2012 lên 488,425 tỷ đồng vào cuối năm 2016, tăng khoảng 1,25 lần. Trong đó vốn điều lệ NHTMNN tăng mạnh vào cuối năm 2012 và 2013 sau đó tăng nhẹ, các ngân hàng TMCP thì vốn điều lệ có dấu hiệu chững lại tăng khơng nhiều. Sở dĩ có kết quả này là do hầu hết các ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ nên giai đoạn này các ngân hàng tăng vốn điều lệ rất ít. Bên cạnh đó các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu với việc diễn ra mạnh mẽ các q trình hợp nhất, sáp nhập đã nói ở trên nên việc các kế hoạch tăng vốn trong thời gian này cũng không được thuận lợi. Mặt khác, các cổ đông lớn đã dồn nguồn lực cho đợt nước rút đảm bảo vốn pháp định năm 2011 và 2012. Ngoài ra một nguyên nhân cần kể đến là nguồn đầu tư từ nước ngồi sau giai đoạn nóng 2006 – 2007 thì cũng vắng dần. Trong khi đó các ngân hàng cũng tăng cường theo dõi, giám sát chứng minh nguồn vốn tham gia đầu tư vào các NHTM để tránh tình trạng tăng vốn ảo và vay mượn. Vì vậy trong giai đoạn này VCSH của các NHTM chủ yếu thay đổi phụ thuộc vào các khoản mục khác như thặng dư vốn cổ phần, các quỹ, lợi nhuận giữ lại,... Nhưng các nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong VCSH nên VCSH thời gian này khơng tăng nhiều.
Tóm lại, từ nhiều nguyên nhân và biện pháp khác nhau đã được đề cập ở trên thì trong giai đoạn 2009 – 2016, vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ và có xu hướng sẽ gia tăng trong những năm sắp tới nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về vốn cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế.
3.2.2. Hệ số an toàn vốn (CAR).
Hệ số an toàn CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển.
Năm 2009, tỷ lệ an toàn vốn CAR phải đạt tối thiểu 8% theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) = 𝐕ố𝐧 𝐭ự 𝐜ó
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 "có" rủi ro
Năm 2010, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ra đời thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. Với tình hình thế giới vừa trải qua khủng hoảng và suy thoái kéo dài cùng với sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới, tại Việt Nam thì các ngân hàng cũng vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng, cấp tín dụng quá lớn vào các mảng nhạy cảm như đầu tư bất động sản và chứng khoán. NHNN đã quyết định đưa hệ số CAR lên 9% nhằm góp phần cải thiện năng lực tài chính và sự an tồn của các ngân hàng, qua đó tạo điều kiện tiếp cận dần với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Với quyết tâm và sự quyết liệt của NHNN, VCSH của các NHTM tăng dần qua các năm góp phần đảm bảo tỷ lệ CAR đạt chuẩn mực quốc tế đề ra. Nhìn vào tổng thể hệ thống thì hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu là 9%.
Bảng 3. 3: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị: % Ngân hàng 30/12/2012 30/12/2013 30/12/2014 30/12/2015 30/12/2016 NHTMNN 10,28 10,91 9,40 9,42 9,92 NHTMCP 14,01 12,56 12,07 12,74 11,80 NH Liên doanh, Nước Ngoài 27,63 26,53 30,78 33,78 33,20 Toàn hệ thống 13,75 13,25 12,75 13,00 12,84 Nguồn: NHNN
Trong giai đoạn 2012 - 2016, Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) toàn hệ thống trong giai đoạn này biến động ít và ln ở mức cao hơn 9%. Tỷ lệ này ở các NHTMNN và NHTMCP
vào cuối năm 2016 ở mức khá thấp là 9,92% và 11,80%, thấp hơn nhiều so với NH liên doanh và nước ngoài với mức tỷ lệ an toàn vốn lên tới 33,20%. Điều này cho thấy sự an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự bền vững bởi các NHTMNN và NHTMCP chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại có tỷ lệ an tồn vốn thấp nhất. Ngun nhân có thể đến từ việc tăng trưởng tín dụng nhanh, cùng với đó nợ xấu tăng cao khiến tốc độ tăng tài sản rủi ro lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ an tồn vốn CAR chững lại và khó tăng cao.
Từ tháng 2/2016, NHNN đã yêu cầu thí điểm triển khai Basel II tại 10 ngân hàng thương mại bao gồm VCB, BIDV, VietinBank, SacomBank, MBB, TechcomBank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB. Tiếp đó tháng 12/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN, Thông tư này hướng tới tiêu chuẩn Basel II với nhiều thay đổi như điều chỉnh hệ số CAR từ 9% xuống 8% nhưng bổ sung yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động bên cạnh vốn cho rủi ro tín dụng. Thơng tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 hoặc có thể áp dụng sớm hơn khi ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn và đăng ký về NHNN.
CAR = 𝐂
𝐑𝐖𝐀 + 𝟏𝟐,𝟓(𝐊𝑶𝑹 + 𝐊𝑴𝑹) x 100%
Trong đó: C là vốn tự có, RWA là tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, KOR là vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, KMR là yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường.
Tuy sẽ cịn nhiều khó khăn trong việc triển khai trong thời gian tới nhưng có thể thấy mục tiêu đảm bảo an toàn vốn của NHNN trong việc quản lý VCSH của các NHTM đang được chú trọng và định hướng tiến tới các chuẩn mực quốc tế, thống nhất với các ngân hàng thế giới. Vì vậy trong thời gian tới các NHTM phải quyết tâm trong việc tăng VCSH và kiểm sốt hoạt động tín dụng hiệu quả nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn cao để dần đáp ứng các yêu cầu Basel II đặt ra nhằm cải thiện và nâng tầm hệ thống ngân hàng hiện nay.
3.3. Thực trạng tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. 3.3.1. Thực trạng tăng trưởng tín dụng. 3.3.1. Thực trạng tăng trưởng tín dụng.
Biểu đồ 3. 3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTM và tăng trưởng GDP giai đoạn 2009 – 2016
Nguồn: NHNN, Vietstock
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh lên đến 37.73%. Nguyên nhân chủ yếu là do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đã hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và tạo điều kiện mở rộng tín dụng hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của đất nước sau năm 2008 đầy khó khăn. 37.73% 31.41% 14.20% 8.85% 12.52% 14.16% 17.26% 18.25% 5.32% 6.78% 5.89% 5.03% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Sang năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. Việc ban hành 2 Thơng tư này đã góp phần siết chặt hơn việc sử dụng nguồn vốn cho vay của các TCTD. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng năm 2009 giảm xuống cịn 31.41%. Dù vậy nó vẫn cao hơn chỉ tiêu NHNN đưa ra là 25% nhưng không quá xa, không đột biến như năm 2007 và 2009, đây là tín hiệu tốt của ngành ngân hàng. Năm 2010, xét theo định hướng của NHNN, tốc độ tăng trưởng theo phân vùng có những chuyển động hợp lý: khuyến khích tín dụng cho sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng cho các mảng nhạy cảm như đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Nổi bật là sự lên ngơi của tín dụng phục vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) với mức tăng trưởng đạt 30.20%. Ngồi ra, năm 2010 tăng trưởng tín dụng bằng VND là 25.34%, trong khi bằng ngoại tệ lên tới 37.76%. Ta có thể thấy tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã áp đảo so với bằng VND và khác thường so với những năm gần đây, nó tạo ra lo ngại cho giới phân tích. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này. Đó là việc NHNN mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ cùng với sự chấm dứt chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu, lãi cho vay VND tăng mạnh trở lại tạo ra chênh lệch lớn khi so sánh tương quan lợi ích với vay vốn bằng USD. Hệ lụy dễ thấy nhất là góp phần thổi bùng cơn sốt tỷ giá tạo ra chênh lệch lớn giữa giá USD trên thị trường tự do và chính thức khoảng 2,000 VND.
Năm 2011, hệ thống ngân hàng đã phải thắt lưng buộc bụng, kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng thấy từ trước tới nay dẫn đến tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 14.2%, thấp hơn so với chỉ tiêu NHNN đặt ra là 20%. Tuy nhiên, hệ số ICOR (số đồng vốn bỏ ra để có một đồng tăng trưởng) của nền kinh tế năm này hạ khá nhiều so với những năm trước, cho thấy đóng góp lớn từ hiệu quả chất lượng tín dụng ngân hàng. Trong năm 2011, cơ quan điều hành đã áp dụng các biện pháp cứng rắn, kiên quyết và linh hoạt giúp thị trường tiền tệ đã tương đối ổn định. Tín dụng được
kiểm soát chặt chẽ, tăng trưởng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực hơn, tập trung vào cho vay sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu, hạn chế cho vay phi sản xuất. Đến cuối năm 2011, tăng trưởng tín dụng VND tăng 10.2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18.7%. Các biện pháp bình ổn thị trường ngoại hối đã góp phần cải thiện, tạo thế cân bằng thị trường ngoại hối. Thêm vào đó, các mức lãi suất thị trường tiền tệ cũng hợp lý hơn, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ và chỉ đạo của chính phủ.
Năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 8.85%, đây mức tăng trưởng thấp kỷ lục trong lịch sử tuy nhiên nó nằm trong chỉ tiêu NHNN đã đề ra là 8% - 10%. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã ban hành chỉ thị số 01/CT- NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an tồn, hiệu quả năm 2012 nhằm định hướng cho chính sách tiền tệ từ đầu năm. Đối với hoạt động tín dụng, NHNN kiểm sốt chặt chẽ tín dụng qua việc phân nhóm TCTD và giao chỉ tiêu tăng trưởng phù hợp với từng nhóm nhưng vẫn linh hoạt cho phép các TCTD tăng trưởng vượt mức sau khi đánh giá tình hình hoạt động và mức độ lành mạnh của ngân hàng. NHNN cũng áp tỷ trọng dư nợ các lĩnh vực khơng khuyến khích như cho vay bất động sản, chứng khốn,... của các TCTD khơng được phép vượt q 16% tổng dư nợ. NHNN nước cũng đưa ra các giải pháp quyết liệt nhằm kiềm chế và xử lý nợ xấu, tạo động lực cho ngân hàng tích cực hơn trong việc cấp tín dụng và đảm bảo nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Năm 2013, tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức thấp và tưởng chừng sẽ khơng thể hồn thành mục tiêu 12% NHNN đặt ra. Tuy nhiên, trong quý 3 các ngân hàng đã có cú bứt phá ngoạn mục khi tăng trưởng đạt gần 4%, góp phần đưa tăng trưởng cả năm đạt 12.52% vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên có 1 vấn đề lớn cần xem xét đó là sự tăng trưởng mạnh trong quý 3 có phải là tăng trưởng thật hay do sự điều chỉnh kỹ thuật của các ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu mà NHNN đề ra.
Năm 2014, tăng trưởng tín dụng đạt 14.16% phù hợp với mục tiêu NHNN đề ra là 12% - 14%. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm 1.5% - 2% so với năm 2013. Trong năm này, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt gắn kết các chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng, tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu theo đề án của Chính phủ. Chính những chính sách và giải pháp này đã góp phần giúp tín dụng năm 2014 tăng trưởng chất lượng, đạt chỉ tiêu đề ra, hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Năm 2015, tăng trưởng tín dụng đạt 17.26% thấp hơn mức kỳ vọng là 18%. Đáng chú ý là dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp nông thôn, một trong 5 lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng được nhà nước đề ra đã tăng hơn 13% và cho vay lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao tăng tới hơn 43%. Tín dụng ngoại tệ giảm mạnh. Những điều này cho thấy hoạt động tín dụng đã tăng trưởng ổn định, phù hợp với chính sách của NHNH và đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế.
Năm 2016, tăng trưởng tín dụng đạt 18.25%, đạt chỉ tiêu của NHNH đề ra là 18% - 20%. Theo báo cáo của NHNN, cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. Tín dụng VND tăng cao trong khi tín dụng ngoại tệ tăng thấp, phù hợp với chủ trương chống đơ la hóa của Chính phủ.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình giai đoạn 2008 - 2016 đạt 19.93%, trong đó năm đạt cao nhất là 2009 đạt 37.73% và thấp nhất là năm 2012 đạt 8.85%. Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng đã trải qua nhiều khó khăn và thách
thức, nhưng nhờ sự nỗ lực của các ngân hàng và các giải pháp quyết liệt cùng với những chính sách phù hợp của chính phủ và nhà nước, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đã có những khởi sắc nhất định và ổn định về cả số lượng và chất lượng.
3.3.2. Thực trạng nợ xấu
Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giai đoạn 2009 - 2016
Nguồn: NHNN
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những tiêu chí nhằm xem xét chất lượng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả và tăng trưởng chất lượng. Từ 2009 đến cuối năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tồn hệ thống có nhiều biến động. Trong đó năm 2012 có tỷ lệ cao nhất 4.12%. (trên thực tế thì tỷ lệ nợ xấu 2012 cao hơn nhiều khoảng 13%).
Từ năm 2009 đến 2010 nợ xấu vẫn dưới 3% và vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia.
2.50% 2.10% 3.07% 4.12% 3.61% 3.25% 2.55% 2.52% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu
Đến năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về mặt giá trị lên tới 85,000 tỷ đồng,