Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 75)

Biến Kỳ vọng dấu Kết quả Mức ý nghĩa

LGRi,t-1 + + CAPi,t + + 1% LIQi,t - + 1% DGRi,t + + 1% NPLi,t - - SIZEi,t +/- -

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết luận chương 4

Tại chương 4, tác giả đã tiến hành lựa chọn các biến và phân tích chiều hướng tác động của các biến đưa vào mơ hình. Thơng qua việc chạy dữ liệu tự tổng hợp trên phần mềm stata 13, tác giả lần lượt phân tích các kết quả thu được và lựa chọn mơ hình phù hợp. Và từ kết quả cuối cùng được chạy trên mơ hình GMM, tác giả đưa ra những kết luận về sự tác động của nguồn vốn và các biến khác đến tăng trưởng tín dụng. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị và giải pháp trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

  

5.1. Kết luận

Nghiên cứu này phân tích tác động của nguồn vốn hay nói chính xác hơn là vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2016. Tác giả sử dụng mơ hình ước lượng GMM cho dữ liệu bảng với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng và các biến độc bao gồm biến tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng. Dữ liệu được thu thập từ BCTC của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016. Các kết quả thu được như sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. Các NHTM có vốn chủ sở hữu càng cao sẽ càng có nhiều khả năng chịu được tổn thất, chống đỡ rủi ro tốt hơn và giúp các ngân hàng đảm bảo được các quy định về rủi ro, thanh khoản, từ đó tăng cường cho vay dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng.

Tác giả tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng. Khi các ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao sẽ tạo sự yên tâm cho ngân hàng và đặt ra mục tiêu cao hơn trong việc gia tăng khối lượng tín dụng, từ đó dẫn đến tăng trưởng tín dụng tăng.

Cuối cùng, tác giả tìm thấy tỷ lệ vốn huy động có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy sự gia tăng tiền gửi huy động sẽ đồng nghĩa ngân hàng có nhiều tiền hơn để cho vay, từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng thúc đẩy cho vay nhiều hơn dẫn đến tăng trưởng tín dụng tăng.

5.2. Hàm ý chính sách

Kết quả mơ hình cho thấy tác động cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Do đó, trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng cần có những giải pháp hợp lý nhằm gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng. Vì vậy, tác giả thảo luận một số hàm ý chính sách như sau:

Thứ nhất, phát hành cổ phiếu là một trong những giải pháp giúp ngân hàng có

được lượng VCSH lớn một cách nhanh chóng. Nó khơng những tăng vốn điều lệ theo mệnh giá cổ phiếu mà cịn có thể thu được thăng dư vốn. Giải pháp này không phải hồn trả vốn và khơng tạo gánh nặng cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Nhưng cũng có một vài vấn đề cần cân nhắc:

- Quy mơ, uy tín của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí phát hành (thường các ngân hàng lớn và có uy tín cao thì chi phí phát hành sẽ thấp hơn). Và quan trọng nhất là khả năng thành công của đợt phát hành. Đối với các ngân hàng nhỏ, ít tiếng tăm cổ phiểu của họ rất ít được quan tâm, chú ý đến. Cổ phiếu của các ngân hàng dễ lâm vào tình trạng ế ẩm, chi phí phát hành bị lãng phí và tạo dư luận khơng tốt cho ngân hàng. Chỉ có một số ngân hàng lớn, uy tín cao thì dễ dàng sử dụng phương án này.

- Trong các đợt phát hành bổ sung, nếu các cổ đơng hiện tại khơng có khả năng mua tồn bộ cổ phiếu mới được phát hành thì sẽ làm “lỗng” quyền sở hữu ngân hàng, ảnh hưởng tới quyền bỏ phiếu, quyền kiểm soát hoạt động ngân hàng và lợi nhuận của các cổ đông hiện hữu.

Thứ hai, phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi. Giá trị trái phiếu

chuyển đổi bằng giá trị của trái phiếu cộng giá trị của quyền chuyển đổi. Giải pháp này cho phép các ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn sử dụng lâu dài nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu, cũng như thu nhập của các cổ đông hiện hữu của các

ngân hàng trong thời gian chưa chuyển đổi. Tuy nhiên ngân hàng phải chịu gánh nặng về lãi trong những năm làm ăn thua lỗ.

Thứ ba, thu hút các đối tác chiến lược, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Đây là một

giải pháp khơn ngoan để có một nguồn lực tài chính hiệu quả. Bởi vì một số lý do dễ thấy:

- Với năng lực tài chính mạnh của các đối tác lớn sẽ giúp các NHTM Việt Nam chuyển sang một trạng thái vốn hoàn toàn khác và lớn hơn rất nhiều.

- Phương án này còn đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng trong quản trị và hoạt động. Các nhà đầu tư chiến lược có thể chuyển giao những kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật chuyên môn cho các cán bộ ngân hàng. Với ưu thế về kinh nghiệm và tập quán kinh doanh hiên đại, các nhà đầu tư nước ngồi có thể góp phần đóng góp vào cơng tác quản trị của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng có thể tiếp cận cơng nghệ hiện đại nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng quy mô.

- Việc đầu tư của các đối tác sẽ giúp tăng danh tiếng ngân hàng, đem lại nhiều sức hút cho ngân hàng và sự tin tưởng của khách hàng. Ngoài ra các đối tác nước ngoài sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam kết nối, mở rộng thị trường ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thứ tư, hợp nhất và sáp nhập, đây là giải pháp hữu hiệu cho các ngân hàng nhỏ, ít

khả năng cạnh tranh và khó thu hút các nhà đầu tư. Việc hợp nhất, sáp nhập sẽ tạo ra các ngân hàng lớn có tiềm lực tài chính mạnh với khối lượng VCSH lớn giúp các ngân hàng mở rộng quy mô, phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đây là một xu thế tất yếu của các ngân hàng yếu kém để chuẩn bị cho quá trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, việc các ngân hàng nhỏ hoạt động trong một địa bàn hẹp và năng lực cạnh tranh kém vẫn tiếp tục duy trì, cạnh tranh lẫn nhau sẽ dễ dàng bị các ngân hàng nước ngồi bẻ gãy và khó có thể tồn tại lâu dài. Tuy nhiên,

cần phải kiểm soát việc sáp nhập và hợp nhất đến một mức độ nhất định, tránh xảy ra một cách ồ ạt, bởi các ngân hàng sau khi hợp lại cũng có thể chưa bằng hoặc chỉ bằng một ngân hàng nước ngồi. Khi đó việc cịn ít ỏi các ngân hàng nội địa tồn tại sẽ lại tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngồi có thể bẻ gãy chúng ta nhanh và gọn lẹ hơn. Do vậy, không nên sáp nhập, hợp nhất một lúc nhiều ngân hàng thương mại với nhau. Chính phủ và NHNN cần xem xét và nghiên cứu kỹ trước khi cho các ngân hàng sáp nhập và hợp nhất với nhau nhằm ổn định thị trường ngân hàng và nền kinh tế.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tạo ra nguồn lợi nhuận tích lũy lớn.

Đây là một biện pháp về lâu dài của các ngân hàng nhằm tăng nguồn VCSH qua các năm. Nguồn vốn phát sinh từ nội bộ có thuận lợi là giúp các ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và tránh được các chi phí huy động vốn. Khơng những chi phí thấp mà phương thức này không làm thay đổi quyền bỏ phiếu, giúp ngân hàng tránh “lỗng” quyền sở hữu, giúp các cổ đơng của ngân hàng yên tâm về tỷ lệ sở hữu và thu nhập trong tương lai. Để thực hiện được điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực và quyết tâm của các ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng quản lý, cải thiện công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và cắt giảm chi phí,... Từ đó thu được nguồn lợi nhuận lớn và bổ sung vốn cho ngân hàng.

Ngồi ra, kết quả mơ hình cịn chỉ ra rằng thanh khoản và tỷ lệ vốn huy động có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng.

Như vậy để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần quản lý tốt thanh khoản, đảm bảo tỷ lệ thanh khoản cao. Định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì mối quan hệ với vốn chủ sở hữu và đa dạng nguồn vốn. Bộ phận nguồn vốn cần tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau và theo tình hình xu hướng hiện hành để lựa chọn nguồn vốn phù hợp, cùng với đó phải đảm bảo nguồn cung vốn ổn định và vững mạnh. Xây dựng các mối quan hệ lâu dài và bền vững với các nhà cung cấp then chốt (các đối

tác, khách hàng lớn, tổ chức thanh toán) nhằm đảm bảo cung cấp một tấm đệm thanh khoản tốt khi ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.

Đối với vốn huy động cần có những giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ huy động vốn nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng. Để duy trì cũng như gia tăng một nguồn vốn huy động lớn, các ngân hàng cần xây dựng một quy trình chăm sóc khách hàng tốt, hỗ trợ tối ưu nhằm giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao dịch cũng như có niềm tin vào ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần có đa dạng hóa sản phẩm và chính sách ưu đãi phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và công nghệ nhằm hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đặc biệt, cần hoạch định chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp.

Trên đây là một vài hàm ý chính sách giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cũng cần phải phù hợp với các quy định về an toàn của ngân hàng, đặc biệt là tỷ lệ an toàn vốn CAR, một trong những chỉ tiêu đang được NHNN quan tâm và chú trọng để chuẩn bị cho quá trình áp dụng các chuẩn mực Basel II trong những năm tới. Vì vậy ngồi việc tăng trưởng khối lượng thì cũng phải cải thiện chất lượng tín dụng nhằm giảm “tài sản rủi ro” của ngân hàng, từ đó làm tăng hệ số CAR và duy trì ở mức phù hợp với quy định của NHNN đề ra. Tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách như sau:

Thứ nhất, kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu: Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định

khách hàng của các cán bộ ngân hàng, đồng thời có những quy định về thẩm định và cho vay nhằm hạn chế số lượng và quy mô nợ xấu của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên mở rộng phạm vi cho vay và chú trọng những khách hàng có độ an toàn cao nhằm giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Đối với các khoản nợ xấu cịn tồn đọng thì cần có sự quyết liệt của ngân hàng trong việc phân loại và xử lý triệt để. Theo dõi sát các khoản vay thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn,

đối với lĩnh vực bất động sản, dự án BOT,… để kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Thứ hai, chủ động phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng và hồn thiện

cơ chế, chính sách cho vay có hiệu quả, phù hợp với các chương trình tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực được khuyến khích theo chủ trương của chính phủ từng thời kỳ.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng và chất lượng tín

dụng. Xem lại lãi suất huy động hoặc chỉ áp dụng trần lãi suất với các kỳ hạn huy động để thị trường có thể linh hoạt tự điều chỉnh, cân đối cung cầu về vốn. Chính phủ nên thận trọng trong việc đưa ra chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa bởi tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và nợ xấu leo thang.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn, đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất, đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính được cơng

bố của các NHTM Việt Nam từ năm 2009 – 2016 nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong thu thập dữ liệu và ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, tác giả chưa thực hiện được thêm các mơ hình khác để kiểm định tính

vững cho mơ hình.

Thứ ba, đề tài chưa xem xét được sự tác động của nguốn vốn đến tăng trưởng tín

Thứ tư, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong lãnh thổ Việt Nam, chưa có những phân

tích tại các NHTM trong khu vực và trên thế giới nhằm đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trên đây, là những hạn chế chủ yếu của đề tài, nhưng đồng thời cũng là những gợi ý định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận chương 5

Tại chương 5, tác giả đã kết luận lại những kết quả nghiên cứu từ chương 4. Từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tăng vốn chủ sở hữu, thanh khoản và vốn huy động nhằm giúp tăng trưởng tín dụng tăng. Đồng thời đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp tăng trưởng tín dụng hợp lý và chất lượng. Ngồi ra tác giả cũng nêu một số hạn chế trong nghiên cứu của luận văn, đây cũng là cơ sở để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính và thường niên của các NHTM

2. Đàm Văn Lộc (2016). Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh.

3. Hồng Thị Tut Nhung (2016). Hoàn thiện quản lý của ngân hàng nhà nước Việt

Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận án tiến

sĩ. Học viện hậu cần

4. Lê Hồ An Châu (2015). Tác động vĩ mô và bất ổn tài chính đến vốn đệm của các

ngân hàng thương mại tại các quốc gia Asean +. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 222

tháng 12/2015, trang 54-61.

5. Lê Thị Lợi (2013). Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về

quản trị vốn. Tạp chí cơng nghệ ngân hàng, số 2+3/2013, trang 90-95.

6. Minh Đức. Tăng trưởng tín dụng 2010: “Xanh vỏ, đỏ lòng”.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/tang-truong-tin-dung-2010-xanh-vo-do-long- 20101227034048786.htm

7. Nguyễn Mạnh Hùng. Bàn về giải pháp tăng trưởng tín dụng năm 2015. https://www.sbv.gov.vn

8. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011). Các nhân tố tác động đến tăng

trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng. Tạp chí

ngân hàng, số 24 tháng 12/2011, trang 27-33.

9. Nguyễn Tiến Đơng. Tín dụng ngân hàng góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế năm

2016. https://www.sbv.gov.vn

10. Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

B. Danh mục tài liệu tiếng Anh.

1. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific,

industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)