Tình trạng đa dạng hóa thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 36 - 38)

CHUƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả

4.1.1. Tình trạng đa dạng hóa thu nhập

Nghiên cứu dựa trên mẫu của 2.669 hộ gia đình tại 12 tình thành nơng thơn của Việt Nam (Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đăk Lăk , Đăk Nông, Lâm Đồng và Long An). Chỉ số SID được tổng hợp từ 4 nguồn thu nhập (kinh doanh, nông nghiệp, làm thuê và các nguồn khác) và được tác giả phân thành 4 nhóm mức độ đa dạng hóa theo cách chia tứ phân vị. Theo kết quả nghiên cứu năm 2016, có 19.91 % số hộ chỉ có một nguồn thu nhập từ nơng nghiệp (khơng đa dạng hóa, SID = 0); 4.04% số hộ có mức độ đa dạng thấp (SID nhỏ hơn 0,03 và lớn hơn 0); 67.97% số hộ có mức độ đa dạng trung bình (SID lớn hơn 0,03 và nhỏ hơn 0,5) và 8.08 % hộ có mức độ đa dạng cao (SID lớn hơn 0,5).

Hình 4.1: Mức độ đa dạng hóa thu nhập.

Nguồn: Tổng hợp từ VARHS 2014 và VARHS 2016

21.44 2.46 66.8 9.31 19.91 4.04 67.97 8.08 0 10 20 30 40 50 60 70 80

SID = 0 0< SID <= 0.03 0.03 < SID <= ).05 SID > 0.05

So sánh kết quả nghiên cứu năm 2016 và năm 2014, bảng nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ số hộ đa dạng hóa thu nhập. Tỷ lệ số hộ khơng đa dạng hóa SID = 0 giảm 1,53% (năm 2014 tỷ lệ này là 21,44%, năm 2016 còn 19,91%) và tỷ lệ số hộ có mức đa dạng hóa cao giảm 1,23% (năm 2014 tỷ lệ này là 9,31%, năm 2016 cịn 8,08%); tỷ lệ số hộ có mức đa dạng trung bình và thấp tăng 2,76%. Tuy tỷ lệ số hộ đa dạng hóa thu nhập tăng vẫn tập trung trong nhóm đa dạng hóa thấp và trung bình.

Tỷ lệ số hộ đa dạng hóa thu nhập gia tăng cũng cho thấy các hộ gia đình ở nơng thơn có xu hướng đa dạng hóa để giảm thiểu các rủi ro về thu nhập trong điều kiện hiện nay. Điều này là phù hợp với giả định của tác giả.

Hình 4.2: Đa dạng hóa các nguồn thu nhập theo nhóm nghề nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp từ VARHS 2016

Từ nguồn dữ liệu VARHS 2016, ta thấy nguồn thu nhập quan trọng nhất của các hộ gia đình là từ tiền cơng làm thuê, chiếm khoảng 39,3% trong tổng thu nhập của hộ năm 2016. Tiếp theo là nguồn thu nhập từ nơng nghiệp chiếm 27,7% và ít nhất là

39,3%

27,7% 12,3%

20,7%

nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh chiếm 12,3% trong tổng thu nhập của hộ năm 2016.

Các hộ gia đình ở nơng thơn tham gia hoạt động kinh doanh với các hình thức đa dạng khác nhau như:

Kinh doanh dịch vụ: dịch vụ thu mua nông sản, làm tóc, cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ,

sửa chữa xe máy, sửa máy móc nơng nghiệp,...

Kinh doanh buôn bán: hàng tiêu dùng, hàng ăn uống, lương thực, thực phẩm, vật

liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, ...

Hoạt động sản xuất: làm đồ gỗ, sản xuất đồ ăn, cơ khí, thức uống; làm các nghề

truyền thống đan mây, tre, lá, thêu, làm nón,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)