Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Hàm ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến quyết định đa dạng hóa thu nhập của nông hộ như vốn xã hội (số người có thể nhờ cậy khi mượn tiền), đặc điểm hộ gia đình (độ tuổi chủ hộ, có tham gia đào tạo nghề, số thành viên của hộ, khả năng vay tiền của hộ), nguồn vốn tự nhiên (diện tích đất nông nghiệp mà hộ sở hữu), yếu tố địa phương (cú sốc thiên tai).

Nhằm đạt được mục tiêu đa dạng hóa thu nhập theo đúng mục đích giảm biến động trong thu nhập của người dân nơng thơn, cần có các giải pháp chính sách tác động vào các yếu tố trên theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế sự tác động. Trên cơ sở đó, tác giả gợi ý các chính sách hợp lý góp phần đa dạng hóa thu nhập nơng hộ.

5.2.1. Chính sách ưu đãi vốn vay, phát triển vốn xã hội tại địa phương:

Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có càng nhiều người có thể nhờ cậy khi mượn tiền và có khoản vay tương quan dương đến khả năng đa dạng hóa, tác giả cho rằng nguồn tiền vay, mượn này dùng để đầu tư vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp để hạn chế những rủi ro gặp phải trong nơng nghiệp và thốt nghèo. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn diễn ra phức tạp và khó lường, hoạt động cho vay nặng lãi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người dân và tạo ra những hệ lụy đối với trật tự an tồn xã hội. Vì vậy tác giả kiến nghị một số chính sách vay vốn đầu tư cho các nông hộ, đặc biệt là vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, giúp các nông hộ thốt nghèo và góp phần đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập:

Nhà nước đưa ra những chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi cho các gói vay đầu tư vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Đồng thời, ủy thác cho các tổ chức hội, đoàn thể (Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội nơng dân,...) phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn phương pháp tổ chức kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khu vực nơng thơn để cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Thủ

tục vay vốn cần đơn giản, đúng đối tượng và dễ dàng tiếp cận, vốn vay phải được sự giám sát của chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể để đảm bảo đúng quy trình. Nguồn vốn vay nhất cần được ưu tiên vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

5.2.2. Chính sách hỗ trợ các trung tâm đào tạo nghề:

Việc một hộ gia đình có ít nhất một thành viên học xong từ trung cấp trở lên cũng có tác động dương đến đa dạng hóa thu nhập. Do vậy Nhà nước cần quan tâm, chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề vì đây là kênh dễ tiếp cận nhất đối với các hộ nông dân so với giáo dục phổ thơng, thời gian đào tạo ngắn, học phí tương đối thấp, khơng đòi hỏi nhiều kiến thức sâu rộng nên hầu hết người dân đều có thể tham gia để học một nghề.

Nhà nước cần đầu tư xây dựng và vận động hiệu quả các cơ sở đào tạo nghề ở các địa phương. Nhà nước cần đưa ra cơ chế và chính sách khuyến khích cho các nhà đầu tư tư nhân mở trường đào tạo, trung tâm tư vấn, dạy nghề đặc biệt là khu vực nông thôn như ưu đãi sử dụng đất, giấy phép kinh doanh, ưu đãi thuế, tín dụng,… Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp nhằm kích thích người dân tham gia đào tạo nghề ở các khu vực nông thôn. Công tác tư vấn phải thường xuyên liên tục có sức lan tỏa, cổ động và đặc biệt hướng đến đối tượng thanh niên ở các địa phương (Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng độ tuổi của chủ hộ tương quan âm đến khả năng đa dạng hóa). Đào tạo nghề nghiệp theo hướng đa dạng hóa nghề nghiệp phát triển kinh tế nhưng cũng cần quan tâm đến bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương.

Công tác đào tạo nghề theo hướng phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ nông nghiệp truyền thống sang kinh doanh, đa dạng hóa sinh kế; phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. Đào tạo nghề cần phát triển theo hướng gắn đào tạo với việc làm đầu ra tại địa phương, gắn liền với tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc kèm theo tư vấn, hướng dẫn cho người dân mở rộng loại hình kinh doanh, định hướng khởi

nghiệp ở những nơi trình độ dân trí cịn hạn chế. Để phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ của thế giới, đào tạo nghề nghiệp cũng cần phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống sản xuất, kinh doanh.

5.2.3. Chính sách khuyến khích nơng dân đa dạng hóa ngành nghề

Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất nơng nghiệp bình qn có tương quan âm đến khả năng đa dạng hóa, có nghĩa là hộ nào có diện tích đất nơng nghiệp bình qn cao thì có xu hướng ít đa dạng hóa hơn. Điều này có thể là do truyền thống cha truyền con nối, gia đình chun làm nơng thì cũng cho con kế nghiệp. Cũng có khả năng diện tích đất lớn nên thu nhập từ nơng nghiệp đủ trang trải chi phí các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, người dân thấy không cần thêm nguồn thu nhập khác. Trước tình hình thiên tai, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp có khả năng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất nông nghiệp; giá cả các loại nông sản trên thị trường biến động thất thường ; bên cạnh đó, nơng sản nhập khẩu ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng cũng gây khó khăn đối với nơng sản Việt Nam. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thu nhập là phương pháp để nơng hộ đối phó với những bất lợi đột ngột xảy ra. Để thực hiện được điều này, nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền về những lợi ích đạt được nếu đa dạ hóa thu nhập nhằm giúp họ tự giác tìm tịi các phương thức làm ăn khác. Các chiến dịch tuyên truyền này có thể lồng ghép như một phần của chính sách dịch chuyển cơ cấu kinh tế, trong đó khuyến khích giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội.

Ngoài tuyên truyền, cần mở những lớp dạy nghề theo định hướng của nhà nước đặt ra, như chủ yếu dạy về dịch vụ, du lịch,… giúp người dân dễ dàng hơn trong việc đa dạng hóa thu nhập của hộ mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)