Các yếu tố về đặc điểm của chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 40 - 41)

CHUƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả

4.1.3. Các yếu tố về đặc điểm của chủ hộ

Qua khảo sát 2.669 nông hộ năm 2016 cho thấy độ tuổi của chủ hộ thuộc 3 nhóm tuổi. Có 6% chủ hộ có độ tuổi dưới 33, nhóm có độ tuổi từ 34 – 57 chiếm 62%, và nhóm cịn lại từ 58 tuổi trở lên chiếm 32%. Mặc dù mức độ đa dạng thu nhập tăng đồng biến với tuổi trung bình của chủ hộ (nhóm đa dạng thu nhập thấp là 50.49 tuổi và đa dạng trung bình là 52.85 tuổi) nhưng kết quả cho thấy khi lớn hơn 50 tuổi thì mức độ đa đạng sẽ thấp dần (nhóm khơng đa dạng có độ tuổi trung bình là 56,87 tuổi).

Dữ liệu cũng cho thấy rằng, năm 2016 có đến 2045 nơng hộ có chủ hộ là nam giới, chiếm 76.62% trong tổng số 2.669 hộ. Số lượng này nhiều gần gấp 3.3 lần so với các nơng hộ có chủ hộ là nữ (628 hộ, chiếm 23.37%). Điều này hoàn toàn hợp lý và phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Trong gia đình thường có xu hướng chọn chủ hộ là nam, và thường là người quyết định các vấn đề quan trọng như phương án làm ăn, thu nhập hay kinh doanh của nông hộ.

Về trình độ học vấn của chủ hộ, năm 2016 có tổng cộng 2.105 nơng hộ có chủ hộ có trình độ từ lớp 12 trở xuống, chiếm đến 91.76%. Trong nhóm này có 412 chủ hộ có trình độ tiểu học (chiếm 17.96 %); có 1.177 chủ hộ có trình độ trung học cơ sở (chiếm 51.31 %) và có 516 chủ hộ có trình độ trung học phổ thơng (chiếm 22.49%). Ngồi ra, có 189 chủ hộ có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 8.24 %). Như vậy, đa phần các nơng hộ đều có chủ hộ đã qua q trình học vấn, trong đó trung học cơ sở là mức học vấn chiếm đa số.

Về dân tộc, năm 2016 có 2,116 hộ dân tộc Kinh, chiếm 79.16%, còn lại 20.84 % là các dân tộc khác. Trong đó, mức độ đa dạng hóa trung bình của nhóm dân tộc Kinh là 0,2349 trong khi đối với nhóm dân tộc khác chỉ là 0,2785.

Số thành viên trung bình trong mỗi hộ là là gần 4 người/hộ, trong đó hộ có nhiều thành viên nhất là 13 thành viên. Đối với nhóm khơng đa dạng thu nhập có số thành viên trung bình là 3,26 người; đối với nhóm đa dạng thu nhập thấp là 4.15 người; nhóm đa dạng trung bình là 4.39 người và nhóm đa dạng cao là 4,55 người. Như

vậy có thể nhận thấy là số hộ có số thành viên càng nhiều thì mức độ đa dạng hóa càng cao.

Trong tổng số 2.566 nơng hộ được khảo sát có 1.192 nơng hộ có ít nhất 1 thành viên đã được đào tạo trình độ trung cấp nghề trở lên, chiếm 46.46 %. Chỉ số SID trung bình của nhóm có thành viên được đào tạo trình độ trung cấp trở lên là 0,26, trong khi đối với nhóm khơng được đào tạo chỉ là 0,23. Điều này chứng tỏ rằng việc đào tạo nghề cho các nơng hộ có vai trị rất quan trọng đến đa dạng thu nhập.

Trong số 2,566 nơng hộ được quan sát, có 716 hộ được tiếp cận các nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức khác nhau, chiếm 27,9%. Những nơng hộ được được vay vốn sẽ có mức độ đa dạng hóa cao hơn (SID = 0,27) so với nhóm khơng được vay (SID = 0,23). Điều này chứng tỏ do không tiếp cận được nguồn vốn vay nên các nơng hộ gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)