Kết quả hồi quy mơ hình Tobit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 43 - 47)

CHUƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích tác động của vốn xã hội đến quyết định đa dạng hóa thu nhập của

4.2.1. Kết quả hồi quy mơ hình Tobit

Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mơ hình Tobit năm 2014

Tên biến Hệ số beta Sai số chuẩn Giá trị t P-value

dantoc 0,0123 0,0134 0,92 0,358 khoangcach 0,0000 0,0002 0,18 0,858 gioitinh_ch 0,0163 0,0140 1,16 0,245 tuoi_ch -0,0013** 0,0004 -3,13 0,002 hocvan_ch -0,0032 0,0018 -1,85 0,064 daotao_ho 0,0844*** 0,0112 7,53 0,000 sothanhvien 0,0203*** 0,0033 6,11 0,000 tong_dt -1.33e-06** 0,0000 -3,17 0,002 nhocay -0,0017 0,0010 -1,71 0,087 quanhe_cq 0,0023 0,0106 0,21 0,831 thientai 0,0270 0,0140 1,93 0,054 tvthamgia -0,0061 0,0061 -1,01 0,313 vaytien 0,0351*** 0,0105 3,35 0,001 Số quan sát 2449 Chi bình phương 156,16

Prob > Chi bình phương 0,000

Hệ số R2 0,131

Log likelihood -516,045

Ghi chú: * p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001

Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mơ hình Tobit năm 2016

Tên biến Hệ số beta Sai số chuẩn Giá trị t P-value

dantoc -0,0130 0,0155 -0,84 0,403 khoangcach 0,0010 0,0025 0,39 0,698 gioitinh_ch 0,0163 0,0144 1,13 0,257 tuoi_ch -0,0017*** 0,0005 -3,77 0,000 hocvan_ch -0,0038 0,0020 -1,89 0,059 daotao_ho 0,0324** 0,0121 2,67 0,008 sothanhvien 0,0284*** 0,0037 7,68 0,000 tong_dt -5,89e-07 0,0000 -1,22 0,222 nhocay 0,0025* 0,0010 2,55 0,011 quanhe_cq 0,0116 0,0118 0,99 0,322 thientai 0,0581** 0,0177 3,28 0,001 tvthamgia -0,0019 0,0069 -0,28 0,782 vaytien 0,0228 0,0121 1,9 0,058 Số quan sát 1901 Chi bình phương 160,55

Prob > Chi bình phương 0,000

Hệ số R2 0,223

Log likelihood -279,832

Ghi chú: * p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001

Kết quả hồi quy cho thấy bảy biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (độ tuổi của chủ hộ, có tham gia đào tạo nghề, số thành viên trong hộ, tổng diện tích đất nông nghiệp mà hộ sở hữu, số người có thể nhờ cậy khi mượn tiền, các cú shock liên quan đến thiên tai mà hộ gặp phải và tình trạng hộ có vay tiền hay khơng). Trong đó, các biến đào tạo, số thành viên, nhờ cậy, các cú shock, vay tiền có tác động cùng chiều với mức độ đa dạng hóa thu nhập, những biến số cịn lại có chiều tác động âm.

Ở mức ý nghĩa 1%, độ tuổi của chủ hộ có tác động âm đối với đa dạng hóa thu nhập, hệ số hồi quy -0.0017, có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng đổi nếu độ tuổi của chủ hộ càng cao thì mức độ đa dạng hóa thu nhập càng thấp. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bernard et al. (2014). Điều này phù hợp với thực tế, khi độ tuổi càng cao thì người ta khơng đủ nguồn lực sức khỏe để tham gia nhiều nguồn lực kinh tế khác nhau, hay có thể lý giải khi chủ hộ tuổi càng lớn thường e ngại đối với rủi ro hơn những người trẻ tuổi nên thường ít tham gia vào các hoạt động đầu tư khác ngoài hoạt động nơng nghiệp. Do đó, khả năng đa dạng hóa thu nhập có xu hướng giảm xuống.

Với mức ý nghĩa 1%, việc trong hộ có thành viên được trải qua các lớp đào tạo nghề sẽ làm tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ, hệ số hồi quy 0.0324. Yếu tố này cũng tác động giống như việc nâng cao trình độ học vấn của các thành viên trong hộ. Khi được tham gia các lớp đào tạo nghề thì các thành viên sẽ có cơ hội tiếp cận ứng dụng kỹ thuật, quy trình canh tác nơng nghiệp hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp, chỉ số SID tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hứa Thị Phương Chi (2015).

Biến số thành viên của hộ gia đình có tác động mạnh theo chiều dương lên biến phụ thuộc SID tại mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy 0.0284. Kết quả phù hợp với cơng trình nghiên cứu về các yếu tố quyết định đa dạng hố thu nhập và tác động của nó đối với thu nhập hộ gia đình nơng thơn ở Việt Nam của Ho and Ha (2017). Trong

thực tế, khi hộ có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động thì khả năng có thành viên tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp sẽ tăng lên, đồng nghĩa với mức độ đa dạng hóa thu nhập của hộ được nâng lên.

Theo thống kê mô tả, tất cả các hộ được khảo sát đều có diện tích đất nơng nghiệp. Việc sở hữu số lượng diện tích đất nhiều hay ít tác động đến quyết định đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ. Theo nghiên cứu của Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) được thực hiện tại đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rằng, kết quả diện tích đất nơng nghiệp có tác động âm đến đa dạng hóa thu nhập. Kết quả này giống với nhận định của nghiên cứu này, theo đó, yếu tố diện tích đất nơng nghiệp có tác động âm (khi các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1%). Nguyên nhân là do các hộ có diện tích đât nơng nghiệp càng nhiều, nơng hộ có điều kiện để đầu tư tập trung tăng năng suất trong sản xuất nơng nghiệp, cịn hộ gia đình có tổng diện tích đất nơng nghiệp thấp ít có điều kiện tạo thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, nông hộ sẽ áp lực trong việc kiếm tiền để chi tiêu, vì vậy các hộ này có xu hướng đa dạng hóa thu nhập. Vì vậy, các hộ này ít cơ động cơ phát triển thêm nhiều ngành nghề để đa dạng hóa thu nhập.

Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ còn bị tác động bởi việc họ đã từng phải hứng chịu các cú sốc bất lợi về thiên tai trước đây. Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1%, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: yếu tố đã từng gặp phải rủi ro thiên tai có tác động dương đến đa dạng thu nhập, hệ số tác động là 0.0581. Như vậy, các hộ đã từng gặp phải rủi ro thiên tai có xu hướng đa dạng hóa thu nhập nhiều hơn. Nhận định này có thể được giải thích là do các nơng hộ muốn đảm bảo an toàn kinh tế cho gia đình. Thu nhập từ nhiều nguồn có tác dụng như thẻ bảo hiểm giúp nơng hộ ứng phó với các rủi ro khơng lường trước được. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Schwarze and Zeller (2005) được thực hiện tại Indonesia và nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) khi cho rằng các hộ thường xuyên gặp tình trạng bất lợi sẽ có xu hướng đa dạng hóa thu nhập như một hình thức tự bảo hiểm.

Ngồi ra, mức độ đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ cịn bị tác động dương bởi khả năng được tiếp cận vốn vay của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam. Khi các hộ gia đình có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay, họ có thể đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong nông nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Stefan Schwarze and Manfred Zeller (2005), Lê Thanh Nhã (2015), Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014), Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) khi đánh giá chiều hướng tác động dương của khả nay tiếp cận vốn vay đến mức độ đa dạng hóa thu nhập nơng hộ.

Việc hộ có càng nhiều người có thể nhờ cậy khi hộ khi cần tiền sẽ làm tăng mức độ đa dạng hóa của hộ. Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1%, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố nhờ cậy có tác động dương đối với khả năng đa dạng hóa thu nhập của các hộ gia đình. Điều này là phù hợp với dự đoán của tác giả, khi hộ gia đình càng có nhiều mối quan hệ có thể nhờ cậy thì hộ có thể vay tiền để đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong nơng nghiệp.

Tóm lại, có tổng cộng bảy yếu tố tác động đến mức độ đa dạng thu nhập, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả phân tích các yếu tố đều phù hợp với các giả thuyết mong đợi của nghiên cứu. Trong đó, có những yếu tố quan trọng, có thể điều chỉnh bằng các chính sách, và những yếu tố chỉ mang tính giải thích cho mơ hình. Như vậy, để tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ nhằm chủ động ứng phó với các cú sốc bất lợi, các chính sách nên tập trung vào các yếu tố như: đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ vay vốn cho hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)