Sự khác nhau giữa giá tỷ giá thực hiệu lực tính theo giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ giá thực hiệu lực tính theo giá trị gia tăng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 45)

2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.4 Sự khác nhau giữa giá tỷ giá thực hiệu lực tính theo giá trị gia tăng

và tỷ giá thực hiệu lực

Theo các nghiên cứu của McGuirk (1987), Desruelle and Zanello (1997) và Bayon, Jayanthi, và Lee (2005) được sử dụng để tính tốn chỉ số REER của IMF, cơng thức tính REER (cơng thức (1) được chuyển đổi giống với cơng thức tính VAREER: (lấy công thức (1)):

∑ ( ̃ ∑ ( *( ∑ )) ( ̂ ̂ ̂ ) (22) Trong đó:

- : là tổng xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia k

- : tổng sản phẩm của quốc gia i ( = ∑ . - ̂ : chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia i

- ̂ : chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia j - ̂ : là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa i và j.

Tương tự cho phân tích VAREER, cơng thức REER cũng gồm 02 thành phần:

 Thành phần thứ nhất: ∑ ( ̃ ∑ ( )(∑

))

là trọng số

thương mại của nước i so với các nước j, hay gọi tắt là trọng số song phương ij. Trọng số này đo lường mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở quốc gia i và quốc gia j (cách phân tích tương tự như đã nêu ở phần 2.1.1 ở trên). Cụ thể, ∑ ( )(

∑ ): đo lường mức cạnh

tranh giữa các nhà sản xuất của quốc gia i và quốc gia j ở thị trường k. Và ̃ đo lường mức độ cạnh tranh giữa nhà sản xuất của quốc gia i và tất cả các nhà sản xuất khác ở thị trường k.

 Thành phần thứ hai: ( ̂ ̂ ̂ ) chính là sự thay đổi giá tính

theo chỉ số giá tiêu dùng - CPI.

So sánh giữa cách tính REER và VAREER, có thể thấy rằng sự tương đối giống nhau. Cả hai đều có hai thành phần cơ bản đó là trọng số song phương, và giá cả dùng để tính tốn cho sự thay đổi về cầu. Tuy nhiên, tỷ giá thực hiệu lực tính theo giá trị gia tăng – VAREER khác với REER ở cả dữ liệu được sử dụng để tính tốn trọng số cho sự thay đổi giá song phương và cả giá cho sự thay đổi của giá theo cầu.

Khác nhau về trọng số

Về mặt cơng thức tính tốn, trọng số giá trị gia tăng theo VAREER và trọng số thông thường theo REER khá giống nhau. Chỉ khác là ở đây nếu như REER sử dụng trọng số thương mại, là tổng xuất khẩu ( ,

thì VAREER sử dụng trọng số phần giá trị gia tăng trong thương mại. Về điểm này, VAREER đã khắc phục được nhược điểm của REER. Vì REER đã bao gồm sự tính trùng cả phần giá trị hàng trung gian. Như vậy, sự tính trùng của REER có thể sẽ “thổi phồng” sức cạnh tranh của một quốc gia nếu đầu vào của sản phẩm xuất khẩu được nhập khẩu với tỷ trọng lớn.

Nếu trọng số của REER đo lường mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất giữa các quốc gia tại thị trường thứ ba, thì trọng số VAREER lại đo lường mức độ cạnh tranh về giá trị gia tăng giữa các nhà sản xuất chứ khơng phải là hàng hóa cuối cùng. Lấy lại ví dụ ban đầu, khi VN xuất khẩu hàng dệt may. Nếu REER hàm ý rằng VN xuất khẩu hàng may mặc thì sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng may mặc. Nhưng thực tế, VN chỉ cạnh tranh với các nước khác (như Indonesia, Pakistan, …) trong giá trị gia tăng (chẳng hạn, giá cả của lao động) trong sản xuất hàng may mặc.

Khác nhau về giá

Nhắc lại, để đơn giản trong tính tốn VAREER dựa trên giả định là tất cả các đồng tiền đã được chuyển sang một dòng tiền phổ biến để đơn giản bớt vấn đề thay đổi tỷ giá (Robert C. Johnson và Guillermo Noguera (2012 b)). Nếu REER sử dụng chỉ số giá tiêu dùng thì VAREER được đề xuất sử dụng chỉ số giảm phát GDP. Trong phân tích giá trị gia tăng thương mại, thì hàng hóa nhập khẩu một mặt được sử dụng để tiêu dùng như hàng hóa cuối cùng, một phần được sử dụng như đầu vào trung gian. Theo các lý thuyết về kinh tế vĩ mơ thì chỉ số giảm phát GDP được tính tốn đã bao gồm hàng hóa các doanh nghiệp mua để đầu tư (khơng có trong chỉ số CPI), hàng tiêu dùng nhập khẩu (được tính trong CPI nhưng khơng tính trong GDP) và chỉ số CPI chỉ phản ánh hàng tiêu dùng. Do vậy, chỉ số CPI chưa đại điện được cả các phần tiêu dùng trong hàng hóa trung gian cho đầu vào của sản xuất. Chưa kể đến việc rổ hàng hóa để tính tốn chỉ số CPI của các nước khác nhau, hay trọng số cho các loại hàng hóa trong rổ tiêu dùng cũng khác nhau.

Chỉ số giá trong việc tính tốn tỷ giá thực hiệu lực có thể sử dụng chỉ số đơn vị lao động và chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số đơn vị lao động bị hạn chế trong việc đo lường cho một nhóm quốc gia. Chỉ số CPI được tính tốn trên rổ hàng hóa mà có thể so sánh giữa các quốc gia, hơn nữa chỉ số CPI được thống kê ở các quốc gia nên có sẵn và thường được sử dụng hơn. Tuy nhiên, chỉ số CPI hạn chế trong việc làm đại diện cho hàng hóa có thể trao đổi. Chỉ số CPI bao gồm cả hàng hóa (dịch vụ) mà khơng được trao đổi giữa các quốc gia, trong khi đó lại khơng bao gồm một số hàng hóa được trao đổi quan trọng khác chẳng hạn như hàng hóa vốn. CPI cịn bị hạn chế

((Turner and Van’t Dack (1993)). Bên cạnh đó, CPI cịn hạn chế khi làm đại diện cho sức cạnh tranh của các hàng hóa trung gian (Desruelle and Zanello (1997)).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ giá thực hiệu lực tính theo giá trị gia tăng tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)