4.1 Kết luận
Xuất phát từ nghiên cứu của Armington (1969) – nghiên cứu về hàm cầu sản phẩm, nói lên mối quan hệ giữa cầu, thu nhập và giá cả trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia – cơ sở để tính tốn chỉ số REER. Robert C. Johnson và Guillermo Noguera (2012 b) đã đưa ra một hàm cầu cho giá trị gia tăng thương mại – hàm cầu cho giá trị gia tăng phụ thuộc vào giá của giá trị gia tăng, từ đó xây dựng chỉ số giá trị gia tăng thương mại – VAREER.
Cơng thức để tính tốn chỉ số VAREER khá tương đồng với cơng thức tính chỉ số REER, đều có hai thành phần là giá và trọng số cạnh tranh. Tuy nhiên, thay vì sử dụng chi phí đơn vị lao động – ULC hoặc chỉ số giá – CPI, thì chỉ số VAREER thay thế bằng chỉ số giảm phát GDP. Về trọng số cạnh tranh, trọng số REER cho rằng các quốc gia cạnh tranh với nhau về hàng hóa, dịch vụ cuối cùng thì trọng số VAREER lại dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các quốc gia về giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, trong khi REER sử dụng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu thì VAREER sử dụng bằng trọng số giá trị gia tăng thương mại song phương, là phần giá trị gia tăng trên tổng xuất khẩu.
Bài nghiên cứu cũng cho thấy, khi phân tích giá trị gia tăng thương mại cần lưu ý một điểm khác biệt đó là cán cân giá trị gia tăng có thể lớn hơn cán cân thương mại thơng thường.
Áp dụng cơng thức tính chỉ số VAREER vào VN, kết quả cho thấy đồng tiền của VN đang định giá thấp. Chỉ số VAREER trung bình trong cả giai đoạn từ 1996 – 2009 nghiên cứu là 0,197. Khi so sánh chỉ số VAREER và chỉ số REER của VN thì chỉ số REER đánh giá sức cạnh tranh của VN cao hơn so
với chỉ số VAREER. Hay là giá trị gia tăng của hàng hóa VN trong hàng hóa xuất khẩu thấp.
Nếu so sánh giữa trọng số cạnh tranh, thì trọng số VAREER của VN thấp hơn trọng số theo REER, và xu hướng khoảng chênh lệch giữa trọng số theo REER và VAREER của VN có sự gia tăng dần.
4.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Hạn chế
Vì thời gian và kiến thức của bản thân có hạn, đề tài nghiên cứu khá mới ở VN nên bài nghiên cứu cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Bài nghiên cứu mới chỉ đi sâu vào cách tính tốn chỉ số VAREER mà chưa đi sâu vào phân tích chỉ số này. Với số liệu và cách thức tính tốn phức tạp, địi hỏi thời gian và cơng sức khá lớn. Bài nghiên cứu cũng chưa đi sâu vào phân tích được sự khác biệt giữa chỉ số REER và chỉ số VAREER cho VN cũng là một hạn chế lớn.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Bài nghiên cứu mới chỉ đi vào bước đầu của q trình tính tốn, mở ra hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo là đi sâu và phân tích chỉ số VAREER cho VN. Mở rộng cho phân tích và kiểm định các mơ hình kinh tế vĩ mơ, thay thế chỉ số REER hiện thời bằng chỉ số VAREER.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
- Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2012), Tài chính quốc tế, NXB
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
- http://www.ipsi.org.vn/TinTucChiTiet.aspx?nId=960&nCate=3
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
- Alessandro Zanello and Dominique Desruelle (1997), A primer on the IMF’s Information Notice System, IMF working paper 97/71.
- Anne McGuirk (1987), Measuring Price Competitiveness for Industrial
Country Trade in Manufactures, IMF Working Paper No. 87/34.
- Ansgar Belke, and Lars Wang (2005), The Degree of Openess to Trade: Towards Value-added Based Openness Measures, Unpublished
Manuscript, University of Hohenheim.
- Armington, Paul S (1969), A Theory of Deman for Productions Distinguished by Place of Production, IMF Staff papers.
- David Hummels, Jun Ishii, and Kei-Mu Yi (1999), The Nature and Growth of Vertical Specialization in World Trade, Federal Reserve
Bank of New York, Staff Reports Number 72.
- David Hummels, Jun Ishii, and Kei-Mu Yi (2001), The Nature and Growth of Vertical Specialization in World Trade, Journal of
International Economics 54:75-96.
- Guillaume Daudin, Christine Rifflart, and Danielle Schweisguth
(2008), Value-added Trade and Regionalization, Unpublished
- Rudolfs Bems, Robert C. Johnson (2012 a), Accounting for intermediates: Production sharing and trade in Value added, Journal of
international Economics, 82(2): 224-236.
- Rudolfs Bems, Robert C. Johnson (2012 b), Value-added exchange rates, NBER working paper 18498
- Robert C. Johnson, Guillermo Noguera (2012), Fragmentation and trade in value added over four decades, Nber Working paper 18186.
- Sébastien Miroudot, Rainer Lanz and Alexandros Ragoussis (2009),
Trade in Intermediate Goods and Services, OECD Trade Policy Papers
No.93, OECD Publishing.
- Turner Phillip and Jozef Van’t Dack (1993), Measuring International Price and Cost Competitiveness, Bank of international Settlements,
Paper No.39
- Tammin Bayoumi, Sarma Jayanthi, and Jaewoo Lee (2006), New Rates