Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thanh khoản đến quyết định đầu tư bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

Các nghiên cứu về thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã thu hút nhiều sự chú ý trong các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trong những năm qua. Gần đây, mối quan tâm ngày càng tăng trong nghiên cứu các mối quan hệ có thể tồn tại giữa thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và nền kinh tế thực. Ở một mức độ vĩ mô, các nghiên cứu của Kaul và Kayacetin (2009), Beber và cộng sự (2010), và Naes và cộng sự (2011) cung cấp bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa tính thanh khoản của thị trường chứng khốn và nền kinh tế thực thể hiện qua GDP và đầu tư. Ở mức độ vi mô, mối quan hệ giữa tính thanh khoản và quyết định đầu tư của công ty đã được nghiên cứu bằng việc sử dụng các nhân tố như phát hành cổ phiếu (Butler và cộng sự, 2005; Gilchrist và cộng sự, 2005; Lipson và Mortal, 2009), đòn bẩy (Bharath và cộng sự, 2009; Lesmond và cộng sự, 2008), và hiệu suất của công ty (Fang và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư không nhiều. Bài nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012) nhằm mục đích cung cấp một bằng chứng về mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và quyết định đầu tư. Cụ thể, nghiên cứu mối quan hệ này bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sử dụng dữ liệu năm từ năm 2007 đến năm 2016. Mơ hình để ước lượng mối quan hệ của thanh khoản cổ phiếu và đầu tư công ty như sau:

𝑰𝒏𝒗𝒆𝒔𝒕𝒎𝒆𝒏𝒕𝒊𝒕+𝟏

23

Trong đó:

- i đại diện cho cơng ty, t đại diện cho năm thời điểm đo lường đầu tư công ty

- αi; αt lần lượt đại diện cho yếu tố tác động cố định theo công ty và yếu tố tác động theo thời gian.1

- Các biến thể hiện đầu tư (Investment/K) và các biến thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu công ty (Liquidity) được tính tốn theo cách tiếp cận thước đo của Francisco Muñoz (2012).

- Các biến Leverage, Tobin’s Q, Cash Flow là các biến kiểm sốt của mơ hình. Cụ thể các biến kiểm sốt gồm: Leverage là địn bẩy tài chính của cơng ty tính bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty. Tobin’s Q là hệ số Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giá thị trường của tài sản trên giá trị sổ sách của tài sản. Giá trị thị trường của tài sản được đo bằng tổng tài sản cộng với giá trị vốn hóa thị trường (tại thời điểm cuối năm t) trừ đi giá trị sổ sách của vốn cổ phần. Cash Flow đại diện cho tình trạng ràng buộc tài chính mà một cơng ty có thể phải đối mặt, được xác định bằng dòng tiền của cơng ty được chuẩn hóa theo giá trị vốn (tổng tài sản) tại thời điểm đầu năm t, tính bằng thu nhập rịng trước khi điều chỉnh các khoản phát sinh không thường xuyên cộng với khấu hao tài sản cố định sau đó điều chỉnh cho tổng tài sản.

- Các biến Large, Issue là các biến tương tác kết hợp với biến đo lường thanh khoản xem xét thêm tác động của thanh khoản đến đầu tư trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu (Issue), hoặc theo quy mô công ty (Large). Cụ thể, quy mô công ty (Large) là một biến giả thể hiện quy mô cơng ty lớn (large) là các cơng ty có tổng tài sản lớn hơn mức trung bình của mẫu dữ liệu quan sát, ngược lại các công ty nhỏ (small) là các cơng ty có tổng tài sản nhỏ hơn mức trung bình của mẫu dữ liệu quan sát. Biến giả thể hiện việc phát hành cổ phiếu của công ty (Issue), được thể hiện bằng việc liệu cơng ty có phát hành hay khơng trong năm tài chính, để đánh giá xem

1 Sử dụng hiệu ứng cố định (Fixed effect) ở mức độ công ty, để nhận diện các đặc điểm đặc trưng của công ty không thay đổi theo thời gian.

24

mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khốn và chính sách đầu tư của công ty thay đổi như thế nào trong trường hợp cơng ty có phát hành thêm cổ phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thanh khoản đến quyết định đầu tư bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)