Ma trận tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 48 - 50)

DEBT CORR1 CORR2 GDPPCGR GOVEXP INFL POPGR UNEMP

DEBT 1 CORR1 -0.0124 1 CORR2 0.0638 0.6859*** 1 GDPPCGR 0.032 0.1268*** 0.1341*** 1 GOVEXP 0.1125*** -0.0996** -0.2208*** -0.1584*** 1 INFL 0.0606 0.1232*** 0.2738*** -0.0193 -0.0604 1 POPGR 0.0028 -0.0673* -0.2853*** -0.3097*** 0.0644* -0.1311*** 1 UNEMP 0.1343*** 0.1334*** 0.2311*** 0.0044 0.2602*** 0.1624*** -0.1345*** 1

Trong đó, *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

Tiếp theo, nhằm mục đích cho người đọc nắm bắt được các mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc tỷ lệ nợ công của các quốc gia, luận văn tiến hành lập ma trận tương quan giữa các biến và trình bày trong bảng số liệu 4.3. Qua bảng kết quả 4.3, luận văn thấy rằng, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ, lạm phát, tăng trưởng dân số, tỷ lệ thất nghiệp đều thể hiện tương quan dương với biến tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ, lạm phát, tăng trưởng dân số, tỷ lệ thất nghiệp có khuynh hướng chuyển động cùng hướng với sự di chuyển trong tỷ lệ nợ công của các quốc gia.

Trong khi đó, hai đại diện tham nhũng lại có các mối tương quan khác nhau với tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Cụ thể, tham nhũng được đại diện bởi CORR1 thì có tương quan âm với tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng biến CORR1 và tỷ lệ nợ cơng của các quốc gia sẽ có xu hướng dịch chuyển ngược chiều hướng. Ngược lại tham nhũng được đại diện bởi CORR2 thì có tương quan dương với tỷ lệ nợ cơng của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng biến CORR2 và tỷ lệ nợ công của các quốc gia sẽ có xu hướng dịch chuyển cùng chiều hướng.

Bên cạnh đó, các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu cũng khơng có mối tương quan quá mạnh mẽ khi giá trị truyệt đối của các hệ số tương quan đều nhỏ hơn giá trị 0.6 theo các tài liệu kinh tế lượng đề cập. Do đó luận văn có thể kết luận rằng khơng tồn tại vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu của luận văn.

4.2. Kết quả kiểm định tính dừng

Trong phần này luận văn tiến hành kiểm định tính dừng các biến trong mơ hình nghiên cứu. Trong trường hợp các biến số tại bậc gốc không dừng, luận văn sẽ tiếp tục kiểm tra tính dừng của các biến ở sai phân bậc nhất cho đến khi các biến dừng. Kết quả kiểm định tính dừng các biến số được luận văn trình bày trong bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 có thể thấy rằng tất cả các giá trị p-value của các biến trong mơ hình nghiên cứu đều bằng 0.0000, nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê 10%. Do đó luận văn có thể bác bỏ giả thuyết H0 của kiểm định: các biến có nghiệm đơn vị (khơng dừng), nói cách khác, các biến số trong mơ hình nghiên cứu đều dừng tại bậc gốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển châu á (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)