Biến Cách đo lường Nguồn Biến phụ thuộc
Nợ công Tỷ lệ nợ công trên GDP IMF
Biến độc lập
Tham nhũng 1 -1*Chỉ số tham nhũng của ICRG ICRG Tham nhũng 2 -1*Chỉ số tham nhũng của WGI Worldbank Chi tiêu chính phủ Tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP Worldbank Tăng trưởng kinh tế Mức độ biến động trong thu nhập trên
đầu người của quốc gia Worldbank
Thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp Worldbank
Lạm phát Mức độ biến động trong chỉ số giá tiêu
Tăng trưởng dân số Mức độ biến động trong tổng dân số
của quốc gia Worldbank
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu mà luận văn sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu dạng bảng cân bằng với 33 quốc gia đang phát triển ở Châu Á từ năm 1996 đến năm 2016. Cho nên luận văn sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy dữ liệu dạng bảng để ước lượng mơ hình nghiên cứu luận văn đưa ra trong phần 3.2. Trong đó, phương pháp hồi quy OLS với ba mơ hình hồi quy quen thuộc là mơ hình hồi quy OLS gộp, mơ hình ảnh hưởng cố định và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Tuy nhiên, phương pháp hồi quy OLS nói chung và các mơ hình hồi quy này nói riêng đều cần phải thỏa các giả định để kết quả thu được là hiệu quả và không bị chệch. Trong trường hợp một trong các giả định này bị vi phạm thì phương pháp hồi quy OLS sẽ không được sử dụng. Cụ thể các giả định này được trình bày như sau:
Biến phụ thuộc và các biến độc lập phải có mối tương quan tuyến tính Khơng có vấn đề đa cộng tuyến trong phương trình nghiên cứu
Khơng có vấn đề nội sinh trong phương trình nghiên cứu Khơng có vấn đề tự tương quan trong phương trình nghiên cứu Khơng có vấn đề phương sai thay đổi trong phương trình nghiên cứu Mặt khác, theo các nghiên cứu trước đây khi giải thích tỷ lệ nợ cơng của các quốc gia, chẳng hạn như Cooray và các cộng sự (2017) và Benfratello và các cộng sự (2018), thì có thể các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu có thể xảy ra vấn đề nội sinh khi tham nhũng cũng sẽ có các tác động đến các yếu tố khác, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ. Hơn thế nữa, việc sử dụng biến trễ biến phụ thuộc
thì hàm ý rằng có tồn tại vấn đề nội sinh trong mơ hình nghiên cứu. Mà theo các đề tài trước đây, để giải quyết vấn đề nội sinh thì có thể dùng phương pháp hồi quy hai bước, còn được gọi là phương pháp hồi quy biến công cụ và phương pháp hồi quy GMM để khắc phục vấn đề này.
Đồng thời, các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng giữa hai phương pháp này có một sự khác biệt đáng kể. Đó là phương pháp hồi quy hai bước u cầu khơng có tự tương quan và cũng khơng có phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu. Trong khi phương pháp hồi quy GMM thì lại khơng u cầu.
Do đó, luận văn sẽ tiến hành kiểm tra phương sai thay đổi và tự tương quan có trong mơ hình nghiên cứu của luận văn hay khơng. Để từ đó có thể quyết định dùng phương pháp nào hồi quy.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xem xét tác động của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Do đó, luận văn tiến hành thu thập các quốc gia đang phát triển ở Châu Á từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF để có được các số liệu về tỷ lệ nợ công, và các yếu tố kinh tế vĩ mô, và từ cơ sở dữ liệu của Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia ICRG và Bộ Chỉ tiêu Quản trị của Ngân hàng Thế giới để có được biến đại diện cho tham nhũng của các quốc gia.
Tuy nhiên, khi thực hiện thu nhập và xử lý số liệu, luận văn phát hiện thấy số liệu kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) được tổng hợp bởi Bộ Chỉ tiêu Quản trị của Ngân hàng Thế giới có sẵn dữ liệu từ năm 1996 cho nên luận văn lựa chọn giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2016. Hơn thế nữa, với các số liệu không công bố bởi Ngân hàng Thế giới ở những năm 1997, 1999 và 2001, luận văn áp dụng cách làm
của Thanh và các cộng sự (2016) sẽ tính giá trị bình qn của hai năm gần kể năm thiếu dữ liệu. Chẳng hạn như, dữ liệu của năm 1997 sẽ bằng giá trị trung bình cộng của năm 1996 và 1998, cách làm này tương tự cho các năm 1999 và 2001.
Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành loại trừ các quốc gia khơng có sẵn dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu này. Cũng như các quốc gia đang gặp với nhiều vấn đề chính trị sẽ được loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu để đảm bảo dữ liệu của luận văn là bộ dữ liệu cân bằng.
Cuối cùng, luận văn có được bộ dữ liệu dạng bảng cân bằng (Balanced Data) bao gồm 33 quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong giai đoạn 1996 – 2016 với tổng quan sát lên đến 660. Đồng thời, danh sách các quốc gia có trong mẫu nghiên cứu được luận văn trình bày trong phụ lục 02 của luận văn.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Sơ bộ dữ liệu và ma trận tương quan
Trước khi thực hiện phân tích tác động của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia, luận văn tiến hành mô tả sơ bộ các biến trong mơ hình nghiên cứu bằng cách sử dụng các giá trị thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, trung vị và giá trị lớn nhất của các biến số này. Bảng 4.1 trình bày kết quả mơ tả sơ bộ dữ liệu nghiên cứu. Qua đây có thể thấy rằng, biến DEBT có giá trị trung bình đạt 47.3543, cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có mức nợ cơng bình quân đạt 47.3543% so với GDP của quốc gia. Tỷ lệ này tương đối cao, do đó các quốc gia cần nghiên cứu lại xem giảm thiểu tỷ lệ nợ công xuống để tránh các tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế của quốc gia. Trong đó, các quốc gia như Brunei, Hong Kong và Iraq trong những năm từ 1996-2000 và 1996 – 2003 khơng có sử dụng nợ công. Nhưng Iraq năm 2004 lại là quốc gia có tỷ lệ nợ cơng cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu với giá trị tỷ lệ nợ công đạt 342.67. Điều này cho thấy rằng chính sách vay nợ hay tỷ lệ nợ công của các quốc gia dường như có sự khác biệt với nhau, đồng thời, theo thời gian tỷ lệ này cũng biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn là 38.7619 cũng ủng hộ cho sự biến động này.
Đại diện cho tham nhũng, CORR1 được thu thập từ cơ sở dữ liệu ICRG có giá trị trung bình đạt -2.3727. Trong đó, có 64 quan sát trong tổng số 660 quan sát có mức tham nhũng cao nhất khi giá trị CORR1 đạt giá trị cao nhất bằng -01. Đồng thời Hong Kong, Israel và Hàn Quốc ở năm 1996 là 03 quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất, kiểm soát tham nhũng tốt nhất khi giá trị CORR1 đạt giá trị thấp nhất bằng -05. Điều này cho thấy rằng giữa các quốc gia, chính sách kiểm sốt tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của các quốc gia là có sự khác biệt đáng kể, đồng thời, theo thời gian,
chính sách kiểm sốt tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của quốc gia cũng có nhiều biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn 0.8758 cũng ủng hộ điều này.
Đại diện cho tham nhũng, CORR2 được thu thập từ cơ sở dữ liệu WGI có giá trị trung bình đạt 0.1982. Trong đó, Iraq năm 1996 là quốc gia có mức độ kiểm soát tham nhũng kém nhất, hay mức độ tham nhũng cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi giá trị CORR2 đạt 1.60218. Đồng thời Singapore năm 2004 là quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất, kiểm soát tham nhũng tốt nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu khi giá trị CORR2 đạt giá trị cao nhất bằng -2.3256. Điều này cho thấy rằng giữa các quốc gia, chính sách kiểm sốt tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của các quốc gia là có sự khác biệt đáng kể, đồng thời, theo thời gian, chính sách kiểm soát tham nhũng hoặc mức độ tham nhũng của quốc gia cũng có nhiều biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn 0.8695 cũng ủng hộ điều này.
Biến GDPPCGR có giá trị trung bình đạt 2.6590 cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có GDP trên đầu người mỗi năm tăng khoảng 2.6590 so với năm trước. Trong đó, Yemen năm 2015 là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kém nhất khi GDPPCGR bằng -38.711, nói cách khác GDPPC trong năm nay giảm so với năm trước lên đến 38.711%. Iraq năm 2004 thì lại là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất khi GDPPCGR bằng 50.1218, nói cách khác, GDPPC trong năm nay của Iraq gia tăng so với năm trước lên đến 50.121. Nhưng khi chú ý rõ hơn thì năm 2004 lại là năm Iraq có tỷ lệ nợ công cao nhất. Cho nên tăng trưởng kinh tế của Iraq cao có thể đến từ việc vay nợ. Điều này cho thấy rằng tình hình nền kinh tế của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể với nhau, đồng thời, theo thời gian thì tăng trưởng kinh tế của quốc cũng có nhiều biến động. Giá trị độ lệch chuẩn là 5.7022 cũng đã ủng hộ cho điều này.
Biến GOVEXP có giá trị trung bình đạt 13.8185, cho thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đang có mức chi tiêu chính phủ bình qn đạt 13.8185% so với
GDP của quốc gia. Trong đó, các quốc gia như Papua New Guinea, Syrian Arab Republic và United Arab Emirates có những giai đoạn không chi tiêu chính phủ. Nhưng Qatar năm 1996 lại là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu chính phủ cao nhất so với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu với giá trị tỷ lệ chi tiêu chính phủ đạt 33.0119. Điều này cho thấy rằng chính sách chi tiêu hay tỷ lệ chi tiêu chính phủ của các quốc gia dường như có sự khác biệt với nhau, đồng thời, theo thời gian tỷ lệ này cũng biến động đáng kể. Giá trị độ lệch chuẩn là 6.1333 cũng ủng hộ cho sự biến động này.