CHƯƠNG 5 .KẾT LUẬN
5.2. Hàm ý chính sách
Từ các kết quả nghiên cứu mà luận văn đã khám phá được với mẫu nghiên cứu bao gồm 33 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1996 – 2016, luận văn đưa ra một số hàm ý chính sách dành cho các nhà hoạch định ngân sách trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Cụ thể các hàm ý chính sách như sau:
Đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách cần phải kiểm sốt tham nhũng thật tốt, giảm thiểu mức độ tham nhũng của quốc gia nếu các nhà hoạch định chính sách đang muốn giảm thiểu tỷ lệ nợ cơng của quốc gia. Quản lý là phương diện hoạt động quan trọng và sôi nổi của bộ máy nhà nước diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vả ảnh hưởng đến quyền lợi của mọi người dân. Đây cũng là nơi tình trạng tham nhũng xảy ra nhiều nhất. Thứ nhất là phịng, nghĩa là, khơng để lọt những kẽ hở về mặt quản lý và chính sách để cán bộ, cơng chức có cơ hội tham nhũng. Thứ hai là có chế tài trừng phạt đích đáng, những lợi ích do tham nhũng mang lại khơng lớn bằng hậu quả mà hành vi này gây ra. Đồng thời, phải cải cách chế độ tiền lương, để cán bộ, cơng chức có thể sống bằng lương. Mặt khác, cần đẩy mạnh vai trò và sự tham gia của các cơ quan truyền thơng vào cơng tác phịng chống tham nhũng ở các quốc gia.
Hơn thế nữa, các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc đến việc kiểm soát tốt lạm phát để lạm phát của quốc gia không gia tăng nếu các nhà hoạch định chính sách đang muốn giảm thiểu tỷ lệ nợ cơng của quốc gia. Bởi vì tỷ lệ lạm phát cao có thể đến từ một sự gia tăng trong chi tiêu của tổ chức kinh tế và dân cư, và do đó có thể thấy được thu nhập của các thành phần kinh tế đã được cải thiện. Trong trường hợp này khả năng vay nợ của các quốc gia sẽ gia tăng cho nên làm cho tỷ lệ nợ cơng của các quốc gia có khuynh hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, chi tiêu chính phủ cũng là yếu tố cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm mạnh mẽ hơn nếu các nhà hoạch định chính sách đang muốn giảm thiểu tỷ lệ nợ cơng của quốc gia. Do một quốc gia có chi tiêu chính phủ càng nhiều thì sẽ có thể sẽ phải đối diện với vấn đề thâm hụt cán cân ngân sách hoặc ít nhất là sẽ làm xấu đi tình hình của cán cân ngân sách của quốc gia, do đó điều này sẽ thúc đẩy các quốc gia thực hiện gia tăng nợ công để bù đắp sự thâm hụt này.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách lẫn các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm. Một quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao ln là một điểm tích cực dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần phải tính tốn kỹ lưỡng xem tăng trưởng kinh tế bao nhiêu là phù hợp để tránh tỷ lệ nợ công của quốc gia sẽ gia tăng khi tăng trưởng kinh tế càng cao. Bởi vì thu nhập bình quân đầu người thường được sử dụng để đại diện cho quy mô của quốc gia hoặc dùng để đánh giá khả năng vay nợ của một quốc gia. Cho nên có thể hiểu như là khi quốc gia càng tăng trưởng thì sẽ càng gia tăng khả năng vay nợ của các quốc gia này, kết quả là tỷ lệ nợ công của các quốc gia này sẽ gia tăng.