Thanh khoản và rủi ro ngân hàng khi xét đến nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58)

Risk 1 Risk 2 Risk 3 Risk 4

-Z-score LLP LC OFF_BS Deposit t-1 0.4821*** (4.47) 0.0033* (1.85) 0.1059*** (4.11) 0.2335*** (7.02) Asset t-1 -0.0383*** (-6.03) -0.0002** (-2.63) 0.0061*** (3.75) -0.0075*** (-3.35) Loan t-1 -0.0383 (-0.57) -0.0070*** (-3.58) 0.0982 (1.05) -0.1859*** (-8.26) Equity t-1 -0.0036** (-2.10) -0.2704*** (-3.86) -0.2975*** (-5.04) ROA t-1 0.0895** (2.48) 0.6446 (0.85) 0.5069 (1.04) GDP t-1 -7.2005*** (-7.71) 0.1191*** (4.49) 1.4566*** (3.17) 2.2128*** (4.66) Unempl t-1 -0.6536 (-0.37) -0.1612*** (-3.91) -2.5070** (-2.24) 5.6300*** (7.80) M2 t-1 0.0032*** (3.23) 0.0000 (1.34) -0.0029*** (-7.55) -0.0001*** (-5.27) AR(1) 0.029 0.070 0.003 0.102 AR(2) 0.307 0.342 0.743 0.122 Hansen test 0.124 0.431 0.282 0.371 Số biến công cụ 26 20 28 28

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata

Bảng 4.8 trình bày kết quả hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp GMM, mô tả ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi

50

ro ngân hàng. *, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa tại 10%, 5%, 1%. Thống kê t được trình bày dưới hệ số hồi quy trong dấu ngoặc.

Để các kiểm định mạnh hơn các giả thuyết đã nêu, luận văn thêm một vài biến vĩ mơ vào mơ hình để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Luận văn xem xét tốc độ tăng trưởng GDP thực (GDP), tỷ lệ thất nghiệp (Unempl) và hệ số tạo tiền M2 là các nhân tố vĩ mơ có thể ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm rủi ro của các ngân hàng. Những nhân tố này được sử dung rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây. Buch và cộng sự (2014) sử dụng chênh lệch của GDP thực, giảm phát GDP, giá nhà ở và logarit tự nhiên của lãi suất hiệu lực của Quỹ dự trữ liên bang Mỹ để nghiên cứu hành vi tìm kiếm rủi ro trong ngân hàng. Tương tự, Berger và Udell (1994) sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp liên bang và tốc độ tăng thu nhập bất động sản, chênh lệch giữa trái phiếu và tín phiếu kho bạc như các nhân tố vĩ mơ để tìm hiểu mối liên hệ giữa các rủi ro dựa trên nguồn vốn và hành vi cho vay của các ngân hàng ở Mỹ. Kết quả hồi quy GMM hệ thống của các ngân hàng bao gồm các biến vĩ mơ được trình bày trong bảng 4.10. Kết quả trên tương tự với kết quả khi khơng có các biến vĩ mơ ở bảng 4.3. Kết quả trong bảng 4.10 chỉ ra rằng, tổng tiền gửi tăng cao làm tăng rủi ro các ngân hàng dựa trên mối quan hệ có ý nghĩa của biến Deposit với -Z-score, LLP, LC và OFF_BS. Trong tất cả các kết quả đã tìm ra, biến Equity ln ln có ý nghĩa ở mức 1% hoặc 5% và luôn luôn tương quan âm với các biến đại diện rủi ro ngân hàng. Điều này ngược lại với tìm kiếm của Khan và cộng sự (2016) khi các tác giả chứng minh được rằng biến Equity làm tăng rủi ro cho các ngân hàng. Tuy nhiên điều này có thể giải thích được ở Việt Nam. Thời gian gần đây, các ngân hàng TMCP tại Việt Nam đua nhau tăng vốn điều lệ với mục đích có nhiều vốn hơn để củng cố độ mạnh thanh khoản dài hạn như cho vay trung, dài hạn trong khi tổng tiền gửi chỉ đa phần làm tăng độ mạnh trong ngắn hạn. Tương tự, biến Asset cũng tương quan âm với các biến -Z- score, LLP, OFF_BS, chỉ tương quan dương với biến LC. Đối với các biến vĩ mô, GDP tăng làm chỉ số -Z-score giảm, nghĩa là GDP tăng sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng được đo lường bằng Z-score. Điều này phù hợp với những phát hiện của Nguyễn Trần

Thái Hà và Phan Gia Quyền (2018). Nhưng Unempl lại khơng có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với -Z-score. Ngược lại, hệ số tạo tiền M2 tăng làm cho rủi ro ngân hàng đại diện bởi -Z-score cũng tăng, nhưng không đáng kể. Trong khi đó, GDP tăng lại làm rủi ro ngân hàng đại diện bởi LLP, LC, OFF_BS tăng, tất cả với mức ý nghĩa 1%. Các biến vĩ mô tác động đến mối quan hệ giữa thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro theo chiều hướng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, GDP làm giảm rủi ro của ngân hàng, nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định tạo sự an toàn cho hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, đánh giá rủi ro ngân hàng theo cách tiếp cận Z-score cho thấy, GDP tăng làm rủi ro ngân hàng giảm và hệ số M2 tăng làm rủi ro tăng. Đối với các biến đại diện rủi ro như LC, LLP, OFF_BS, các kết quả tìm được ngược với kỳ vọng của chúng tơi nên hy vọng các luận văn sau với dữ liệu dài hơn, sẽ tìm được kết quả tốt hơn.

52

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày các kết quả hồi quy đạt được với mơ hình được đưa ra từ chương 3. Kết quả chỉ ra rằng những ngân hàng nào có rủi ro thanh khoản thấp hơn thì có nhiều hành vi tìm kiếm rủi ro hơn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong giai đoạn nền kinh tế phát triển bình thường. Trong khủng hoảng kinh tế, khi ngân hàng có ít rủi ro thanh khoản hơn, ngân hàng có ít hành vi tìm kiếm rủi ro hơn để dữ trữ thanh khoản trong khủng hoảng. Và khi xét đến tác động của quy mô ngân hàng hay tác động của tỷ lệ sở hữu nhà nước, luận văn chưa tìm được kết quả thống nhất.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Nghiên cứu tìm hiểu tác động của thanh khoản đến hành vi tìm kiếm rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 28 ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016. Luận văn tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng các ngân hàng tại Việt Nam nếu có thanh khoản cao hơn hay rủi ro thanh khoản thấp hơn sẽ tìm kiếm nhiều rủi ro hơn. Luận văn xem xét những ngân hàng có nhiều tiền gửi hơn sẽ có rủi ro thanh khoản thấp hơn bởi vì tiền gửi giúp ngân hàng tránh khỏi thất bại trong sự hiện diện của bảo hiểm tiền gửi. Những ngân hàng có nhiều tiền gửi hơn ít đối diện với sự thiếu hụt vốn tức thời và các hành vi mạo hiểm của giám đốc ngân hàng ít bị kiểm sốt hơn. Kết quả của luận văn chỉ ra rằng tiền gửi ngân hàng tăng làm tăng chỉ số tạo thanh khoản LC, phù hợp với những tìm thấy của Acharya và Naqvi (2012) rằng ngân hàng cho vay nhiều hơn với mức lãi suất thấp hơn khi có nhiều tiền gửi hơn. Kết quả của luận văn cũng phù hợp với kết quả của Keeley (1990). Khan và cộng sự (2016) cho rằng bảo hiểm tiền gửi làm tăng vấn đề đạo đức khi tiền gửi tăng cao thì nắm giữ nhiều rủi ro trong ngân hàng hơn. Luận văn xác nhận tỷ lệ tiền gửi tăng cao thì rủi ro ngân hàng cũng sẽ tăng cao, kết quả này được đo lường bằng Z-score. Luận văn cũng chứng minh được rằng, ngân hàng sẽ có nhiều hành vi tìm kiếm rủi ro hơn khi mức tiền gửi cao hơn nếu so sánh với khi mức tiền gửi thấp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong giai đoạn bình thường chứ khơng phải trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, những ngân hàng có nhiều tiền gửi hơn sẽ hạn chế nắm giữ rủi ro hơn. Tuy nhiên khi so sánh giữa ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn, hay ngân hàng có vốn Nhà nước thì kết quả lại khơng rõ ràng. Luận văn chưa thể kết luận được điều gì khi xét đến điều kiện này, có thể vì mẫu dữ liệu của luận văn chưa đủ lớn hoặc việc phân loại còn nhiều điểm chưa phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Với những kết quả mà luận văn đã tìm thấy, tác giả cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân

54

hàng thương mại. Rủi ro đạo đức trong phạm vi về quan hệ giữa thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro được thể hiện trên hai khía cạnh. Thứ nhất, các ngân hàng thương mại tin rằng khi có dấu hiệu của sụp đổ, NHNN sẽ cứu giúp, khơng để tình trạng phá sản ngân hàng xảy ra làm ảnh hưởng đến cả hệ thống. Thứ hai, khi có sự tồn tại của bảo hiểm tiền gửi, các ngân hàng sẽ gia tăng các quyết định tiềm ẩn rủi ro cao. Như đã phân tích, việc chấp nhận một mức phạt nhỏ để tìm kiếm nhiều hoạt động kinh doanh rủi ro hơn của các cán bộ ngân hàng nhằm gia tăng tiền thù lao nhận được làm tăng rủi ro ngân hàng. Rủi ro đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro của ngân hàng. Do vậy, NHNN cần đưa ra những hướng dẫn giúp NHTM kiểm soát và hạn chế rủi ro đạo đức nhằm tránh các hoạt động rủi ro.

Đứng về phía các NHTM, rủi ro đạo đức rõ ràng là vấn đề cần được quan tâm đúng mức hơn. Các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay hầu như đều đã thành lập bộ phận Kiểm soát nội bộ, Kiểm tốn nội bộ. Tuy nhiên Ngân hàng cần có một chế tài hợp lý và đưa ra khung chính sách rõ ràng đối với nhân viên trong tất cả các nghiệp vụ, đặc biệt bộ phận tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, lãnh đạo các ngân hàng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ nguồn vốn được an toàn trong dài hạn. Giữa lợi nhuận trước mắt và lợi nhuận lâu dài, cần chú trọng đến lợi nhuận lâu dài. Do đó, ban giám đốc các ngân hàng cần lập mục tiêu hoạt động rõ ràng trong từng thời kỳ là tập trung quản trị rủi ro hay tăng trưởng lợi nhuận, chiến lược nào là phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Trong việc quản lý thanh khoản, các ngân hàng cần đề ra mục tiêu sử dụng nguồn vốn hợp lý với chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng. Nguồn vốn ngắn hạn cần được quản lý chặt chẽ hơn, không đầu tư tập trung quá nhiều vào các hoạt động nhiều rủi ro như đầu tư bất động sản, chứng khoán kinh doanh. Bộ phận nguồn vốn của ngân hàng cần đề ra các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng của tài sản, đáp ứng các chỉ tiêu an toàn nguồn vốn mà NHNN đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời tính tốn tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn dùng để đầu tư tài sản dài hạn để đáp ứng chiến lược kinh doanh của ngân hàng từng thời điểm nhưng không làm ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng.

Kết luận, luận văn đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng các ngân hàng gia tăng hoạt động tìm kiếm rủi ro khi rủi ro thanh khoản thấp, tuy nhiên điều này chỉ đúng trong giai đoạn bình thường của nền kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng, khi lượng tiền gửi vào ngân hàng nhiều hơn, các ngân hàng hạn chế cho vay hơn khi quyết định cho vay được quản lý chặt chẽ. Kết quả cũng cung cấp cái nhìn rõ ràng về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản được đại diện với tỷ lệ tiền gửi và hành vi tìm kiếm rủi ro, giúp các nhà làm chính sách thiết kế lại khung quy định cho ngân hàng để nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn.

5.2. Hạn chế

Những kết quả của luận văn đã đưa ra bằng chứng rất rõ ràng về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tuy nhiên khi xét các trường hợp các ngân hàng lớn và các ngân hàng TMCP có vốn sở hữu của Nhà nước thì các kết quả lại chưa rõ ràng và không đồng nhất. Luận văn chưa thể kết luận được rằng các ngân hàng lớn hay các ngân hàng có vốn Nhà nước cao hơn thì có nhiều hành vi tìm kiếm rủi ro hơn hay khơng. Điều này có thể do dữ liệu của luận văn quá ngắn, dữ liệu các ngân hàng chưa được thu thập đầy đủ và trên hết, luận văn chưa tìm được đầy đủ dữ liệu về tỷ lệ sở hữu Nhà nước của các ngân hàng. Hạn chế về mặt dữ liệu, thời gian khiến luận văn không đạt được tất cả những kết quả như kỳ vọng. Luận văn hy vọng, những nghiên cứu tiếp theo sẽ khắc phục được nhược điểm này và tìm được nhiều bằng chứng xác thực hơn.

5.3. Hướng phát triển đề tài

Việt Nam đang theo đuổi lộ trình áp dụng Basel. Lộ trình này địi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ bộ tiêu chuẩn khắt khe về vốn, rủi ro thị trường, vận hành,…giúp ngân hàng đảm bảo an tồn trong hoạt động. Theo kết quả cơng bố của các ngân hàng thì mới chỉ có ngân hàng OCB thực hiện thành cơng Basel II mặc dù khơng nằm trong danh sách thí điểm. Áp dụng Basel II đã khó, áp dụng Basel III cịn là vấn đề khó hơn và thực sự xa xôi đối với Việt Nam. Đối với việc áp dụng Basel III, mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro cũng như vấn đề về vốn sẽ được quan

56

tâm nhiều hơn. Do đó, trong thời gian tới, khi Việt Nam dần theo đuổi các tiêu chuẩn an tồn theo hướng dẫn quốc tế thì đây sẽ là vấn đề được quan tâm. Luận văn đề xuất thời gian nghiên cứu dài hơn, dữ liệu của nhiều ngân hàng hơn được thu thập để đảm bảo tính chắc chắn của kết quả. Ngồi ra, luận văn mới chỉ đề cập đến vấn đề đạo đức trong ngân hàng với cách tiếp cận lý thuyết và đánh giá dựa trên hành vi nắm giữ rủi ro, mà chưa xét cụ thể mối quan hệ giữa tiền thù lao của các nhà quản trị ngân hàng, rủi ro thanh khoản và việc nắm giữ rủi ro trong ngân hàng nói chung. Luận văn đánh giá đây là một đề tài hay mà các nghiên cứu sau có thể thực hiện.

Chương 5 đã trình bày tóm tắt phương pháp thực hiện, kết quả hồi quy và đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các nhà làm chính sách để từ đó, rủi ro thanh khoản được quản lý tốt hơn và làm giảm rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Khi rủi ro thanh quản được quản lý tốt hơn, vấn đề rủi ro đạo đức trong phạm vi rủi ro thanh khoản cũng được cải thiện và từ đó nâng cao độ an tồn cho hoạt động của các ngân hàng nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

Ngân Hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư 08/2017/TT- NHNN ngày 01/12/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài

Acharya, V. V., & Mora, N. (2015). A Crisis of Banks as Liquidity Providers. The Journal of Finance, 70, 1-43.

Acharya, V., & Naqvi, H. (2012). The seeds of a crisis: A theory of bank liquidity and risk taking over the business cycle. Journal of Financial Economics, 106, 349-366.

Adrian, T., & Shin, H. S. (2010). Liquidity and leverage. Journal of Financial Intermediation, 19, 418-437.

Altman, E. I. (1993). Corporate financial distress and bankruptcy . New York: John Wiley & Sons, Inc. .

Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interest-rate risk, and off-balance sheet banking. Journal of Banking & Finance, 21, 55-87. Arnold, P. J. (2009). Global financial crisis: The challenge to accounting research.

Accounting, Organizations and Society, 34, 803–809.

Berger, A. N., & Bouwman, C. H. (2009). Bank Liquidity Creation. The Review of

Financial Studies, 22, 3779–3837.

Blundell, R. B. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of Econometrics, 87(1), 115-143.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh khoản và hành vi tìm kiếm rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)