- Việc tạo lập một TTHH kỳ hạn, giao sau đồng bộ chính là quan tâm đến tính cân đối của thị trường, của nhu cầu có thật của thị trường Tạo lập một thị trường phát
3.3.7. Xây dựng và phát triển thị trường kỳ hạn, giao sau xăng dầu dựa trên kinh nghiệm trong và ngoài nước
nghiệm trong và ngồi nước
Ta có những bài học về quản lý điều hành, cũng như những cơ cở pháp lý hay công nghệ cần thiết để phát triển TTCK hơn 12 năm qua. Đó là kinh nghiệm rất quý báo cho cơng tác hoạch định chính sách, quản lý điều hành một thị trường. Tuy mức độ triển khai ứng dụng các CCPS trên TTCK còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó ta có một thị trường kỳ hạn về cà phê Bn Ma Thuột, tuy cịn rất non trẻ nhưng qua đó ta có thể đúc kết những mặt tích cực hay những hạn chế để làm cơ sở học tập, đưa ra những giải pháp giải quyết vần đề còn tồn động của một thị trường kỳ hạn hàng hóa là cà phê. Việc nhận diện những hạn chế về hành lang pháp lý, về công nghệ, về cơ cấu tổ chức, phương thức giao dịch, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết khi tham gia thị trường .v.v. hay những yếu tố tích cực như về hạn chế rủi ro giá cả, rủi ro tỉ giá, mặt thuận lợi của các chế tài và pháp luật trong nước, trình tự thủ tục .v.v. giúp cho quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hóa nói chung và xăng dầu nói riêng ln theo kịp nhu cầu và thời đại.
Ta cịn có một thị trường tài chính tiền tệ phát triển tương đối hiện đại trong thời gian qua, với mức độ ứng dụng các cơng cụ phịng tránh rủi ro tuy còn hạn chế nhưng đa dạng nhất trong các thị trường trong nước.
Hơn nữa, lợi thế của một nước đang trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự hội nhập sâu rộng với kinh tế tồn cầu, chúng ta có nhiều cơ hội để học tập cách thức triển khai và phát triển một thị trường kỳ hạn, giao sau về hàng hóa trong đó có xăng dầu từ các nước, nhất là các nước tiên tiến trong khu vực. Do có cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển tương đối gần với chúng ta như thị trường hàng hóa SYMEX của Singapore.v.v. hay xa hơn là thị trường hàng hóa TOCOM của Nhật Bản. Hơn nữa, ta có thể đi tắt đón đầu nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ và lợi thế của nước đi sau trên tinh thần học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ các loại thị trường.
Với tất cả những thuận lợi và bài học kinh nghiệm trên, đó chính là những điều rất qúy báo cho công tác định hướng phát triển việc ứng dụng công cụ phát sinh vào trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam, nếu có.
Kết luận chƣơng 3:
Khi giá xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và tự do cạnh tranh tất sẽ sinh ra nhu cầu phòng tránh rủi ro, nhu cầu mua xăng dầu với một mức giá dự tính ở một thời điểm trong tương lai. Đó là điều kiện cần để TTKH, giao sau về xăng dầu ra đời.
Để thị trường hoạt động hiệu quả, thu hút được sự quan tâm tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân thì vai trị hoạch định, tổ chức, định hướng của Nhà nước là tối quan trọng. Khung pháp lý cần thiết cho thị trường, thông tin cần thiết minh bạch cho thị trường, vận động sự tham gia của các định chế tài chính như TCTD, ngân hàng, các công ty bảo hiểm rủi ro, các chuyên gia thị trường.v.v.và bên cạnh không thể không kể đến những nhà đầu tư là các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước, những người khơng có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trực tiếp, nhưng họ sẵn sàng tham gia thị trường nếu có cơ hội kiếm lợi nhuận. Tất cả sẽ góp phần tạo ra một thị trường giao dịch có sức hút.
Tuy khơng một thị trường nào là hoàn hảo, nhưng sự ra đời của thị trường cho phép mua bán kỳ hạn, giao sau xăng dầu trong nước chắc chắn sẽ tạo ra nhiều lợi ích dù bên cạnh sẽ có những mất mát khơng mong đợi. Mục đích xây dựng thị trường là để giảm đến mức thấp nhất rủi ro biến động giá xăng dầu trong nước, gây ảnh hưởng đến lạm phát, đến tốc độ phát triển và hiệu quả của nền kinh tế. Tránh những tổn thất khơng đáng có cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Nhưng chắc chắn có những thành phần tham gia thị trường vì những mục đích khác nhau chẳng hạn như bảo hộ giá, đầu tư, đầu cơ. Nhưng xét cho cùng thì chính những mục đích khác nhau này mới tạo ra một thị trường năng động và sôi động. Thực tế TTHH các nước đã cho ta thấy điều này. Và cũng khơng cần nhìn đâu xa, ngay ở TTCK Việt Nam thời gian qua cũng đã bộc lộ cho ta thấy hết được những sự thật này. Vì những mục đích và lợi ích khác nhau tất nhiên các đối tượng tham gia tất cả các thị trường đều hướng tới những tham vọng khác nhau của mình. Sẽ khơng thể có một thị trường giàu tính thanh khoản, năng động nếu như mục đích của các
đối tượng tham gia là như nhau. Do đó, chấp nhận những hạn chế của thị trường trong một chừng mực có thể để hướng tới những mục đích lớn hơn là điều hết sức cần thiết cho bất cứ một thị trường nào.
KẾT LUẬN
Mặc dù cố gắng trong tầm khả năng và kiến thức có hạn nhưng luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế do tác động của mặt chủ quan và khách quan như kiến thức và kinh nghiệm trong thị trường CCPS, cơng tác tìm kiếm và thu thập dữ liệu, công tác tiếp cận đối tượng điều tra chọn mẫu gặp rất nhiều khó khăn do sự bất hợp tác.
Qua luận văn người đọc có thể có cái nhìn khái qt hơn về TTXD trong và ngồi nước. Hiểu được những lợi ích cũng như những lý do hạn chế việc ứng dụng CCPS trong hoạt động kinh doanh mua bán xăng dầu ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Luận văn cũng góp phần tìm hiểu những khó khăn của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối, của Nhà nước trong công tác điều hành, bù lỗ, hỗ trợ giá trong thời gian qua. Qua đó giúp người tiêu dùng hiểu hơn, có cái nhìn thiện cảm hơn về DN kinh doanh xăng dầu đầu mối, các đại lý kinh doanh xăng dầu và đặc biệt là những chính sách về xăng dầu của Nhà nước.
Dù không phải là người tiên phong về ý tưởng ứng dụng CCPS trong HĐKDXD, cũng khơng phải là người đầu tiên có ý tưởng đề xuất thành lập thị hàng hóa kỳ hạn, giao sau ở Việt Nam. Nhưng qua luận văn đã phản ánh những điều kiện cần thiết, những khó khăn cần khắc phục, những giải pháp lâu dài về chính sách và nhận thức để hy vọng một ngày khơng xa chúng ta có thể ứng dụng có hiệu quả hơn những cơng cụ tài chính phái sinh hỗ trợ có hiệu quả HĐKDXD, và hàng hóa nơng sản trong nước. Và tham vọng về một TTHH nơng- lâm- ngư sản, xăng dầu.v.v. có lý do để ra đời và phát triển bền vững, nhất là đối với một nước có thế mạnh về nông- lâm- ngư nghiệp như Việt Nam chúng ta.
Như đã trình bày về những khó khăn và hạn chế của luận văn nhưng bản thân cũng có tham vọng về một đề tài chuyên sâu hơn về kỹ thuật ứng dụng CCPS trên TTXD, tìm hiểu sâu hơn về cách thức tổ chức ở một số TTHH trên thế giới, có được những số liệu điều tra chọn mẫu cần thiết về hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mua bán xăng dầu trong nước. Qua đó có cái nhìn chun sâu, cụ thể và thực tiễn
nhất để tiến tới một TTHH kỳ hạn, giao sau trong nước như mong muốn. Tất cả sẽ được trình bày trong nghiên cứu tiếp theo mang tên:” Kỹ thuật tổ chức và sử dụng CCPS trên TTHH – vận dụng cho Việt Nam”.