Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân dân tỉnh Bến Tre về Bảo vệ môi trường tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch đến tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện ban hành Công văn về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thơng báo số 268/TB-VPCP ngày 21 tháng 8 năm 2016 của Văn phịng Chính Phủ về tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm và bảo vệ môi trường.
Ủy ban nhân dân huyện quán triệt và chỉ đạo đến Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn triển khai thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Qua đó Huyện tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn, triển khai lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn vào các dự án phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
Những văn bản điều hành trên có mục đích nâng cao trách nhiệm, coi cơng tác bảo vệ tài nguyên, môi trường là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị, địa phương và nhân dân, gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt đời sống của nhân dân; nâng cao năng lực của đơn vị, địa phương trong việc tổ chức ứng phó, phối hợp thực hiện các biện pháp để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Trong năm 2017, công tác kiểm tra, kiểm sốt về mơi trường được tập trung đẩy mạnh; đội kiểm tra liên ngành của huyện đã tổ chức kiểm tra 27 cơ sở sản xuất, qua đó nhắc nhở, hướng dẫn cam kết không vi phạm về ô nhiễm môi trường;
kiểm tra xử lý 39 trường hợp khai thác cát trên sông, với số tiền xử phạt 577 triệu đồng.
Về báo cáo tác động môi trường đối với các dự án trên địa bàn huyện:
Dự án Đường dây điện 110 Kv Phú Thuận - Bình Đại, Bến Tre. Dự án
này triển khai năm 2017, dự án với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng truyền tải và kết lưới cấp 110Kv khu vực, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định, liên tục và an toàn cho phụ tải khu vực. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, đồng thời yêu cầu Dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường, chương trình giám sát mơi trường giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả giám sát phải được cập nhật và cung cấp cho cơ quan quản lý môi trường kiểm tra, theo dõi định kỳ, trong quá trình triển khai dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng phải dừng ngay các hoạt động của dự án, tổ chức khắc phục sự cố và thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý môi trường để chỉ đạo và phối hợp xử lý. Bên cạnh đó, chủ dự án phải chịu trách nhiệm lập và gửi kế hoạch quản lý môi trường của Dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để niêm yết công khai theo quy định của pháp luật trước khi khởi công xây dựng..
- Dự án “Hệ thống xử lý nước thải làng nghề Bình Thắng”. Dự án này
khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề Bình Thắng. Dự án được triển khai năm 2014, với mục tiêu xử lý sơ bộ nước thải từ các hộ, các cơ sở trước khi xả vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, thu gom xử lý chất thải rắn theo quy định, kiểm sốt nước thải ra mơi trường, cải tạo cảnh quan rạch đang bị ô nhiễm.
Làng nghề chế biến cá khơ Bình Thắng là một làng nghề truyền thống khai thác thủy hải sản và chế biến cá khô, nằm cặp Sơng Tiền, thuộc xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, cách thị trấn Bình Đại 0,5 km, cách thành phố Bến Tre 50 km. Các hộ sản xuất của làng nghề phân bố thuộc xã Bình Thắng chủ yếu tập trung tại
các ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4 trong số 6 ấp của xã Bình Thắng. Xã Bình Thắng hiện có diện tích 120 ha/1302 ha toàn xã với dân số 2.712 hộ và 10.569 nhân khẩu, 70% dân cư sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề chế biến thủy hải sản, quy mô, công suất hoạt động ngày càng tăng; do đó các vấn đề về ơ nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất cũng ngày càng tăng và rất nghiêm trọng như: rác thải sản xuất, sinh hoạt, nước thải từ sản xuất làng nghề làm tắc nghẽn dịng chảy các mương rãnh thốt nước hiện có, gây ơ nhiễm mơi trường. Các hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại làng nghề chưa được đầu tư xây dựng theo quy mô sản xuất hiện tại nên quá tải, nước thải ứ đọng xen lẫn trong khu dân cư, bình quân mỗi ngày hoạt động sản xuất từ làng
nghề đưa vào môi trường 300m3 nước thải chưa qua biện pháp xử lý thích hợp đã
làm ơ nhiễm cục bộ khu vực làng nghề.
Dự án “Hệ thống xử lý nước thải làng nghề Bình Thắng” được triển khai đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân để góp phần phát triển sản xuất làng nghề một cách bền vững và lâu dài. Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2014.
- Dự án chống xói lở, gây bồi trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Dự án gây bồi tạo bãi, phục hồi và trồng
cây ngập mặn chống xói lở bờ biển, tạo ra một dãy rừng ngập mặn đủ lớn để bảo vệ hệ thống đê biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời, tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2016.
- Dự án “Ni tơm thích ứng với biến đổi khí hậu”. Dự án sử dụng hệ
thống ni trồng thủy sản tuần hồn tiên tiến trong một quy trình khép kín để ươm ni thí điểm, sử dụng nước, đất ni trồng và thuốc ở mức tối thiểu, kiểm soát tốt chất lượng nước và dịch bệnh trong q trình ni. Dự án tác động đến mơi
trường như: giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng (gây ra một số tác động đến mơi trường xung quanh như bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ run và các sự cố môi trường), giai đoạn đi vào hoạt động như: quá trình sản xuất giống sẽ phát sinh chất thải và nước thải, trong nước thải có nhiều hóa chất, thuốc trị bệnh, mầm bệnh, chất thải hữu cơ, nếu các chất thải này không được xử lý nghiêm và đưa ra mơi trường bên ngồi sẽ là thảm họa cho các vùng nuôi tôm cũng như nhân dân các vùng lân cận, thậm chí trực tiếp gây thiệt hại ngay cho hoạt động sản xuất của trại. Dự án này được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo tác động môi trường năm 2015.
- Dự án nhà máy điện gió xã Thừa Đức, huyện Bình Đại: Dự án có tổng
cơng suất 310 MW được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2017 đến năm 2020, có tổng vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng, dự kiến lắp đặt khoảng 15 tuabin gió khu vực ven biển xã Thừa Đức, với tổng công suất 30 MW, sản lượng cung cấp điện cho toàn hệ thống dự kiến đạt 84 triệu kWh/năm. Giai đoạn 2, tiến hành sau năm 2020, cơng suất 280 MW sẽ góp phần tăng cường nguồn điện cho lưới điện khu vực, giúp cải thiện điện áp và tăng thêm độ an toàn cung cấp điện cho phụ tải tại các khu vực sản xuất tập trung của Tỉnh. Dự án khơng chỉ mang lại lợi ích, ý nghĩa với ngành năng lượng điện gió của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng mà cịn góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, thực hiện tốt giải pháp ứng phó biển đổi khí hậu, chống xói lở bờ biển. Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi lấy ý kiến từ phía người dân.