Đánh giá tình hình tổ chức cơng tác kế toán trách nhiệm tại SCPC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng kế toán trách nhiệm tại tổng công ty văn hóa sài gòn công ty TNHH một thành viên , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 66)

2.2. Khảo sát thực trạng kế tốn trách nhiệm tại Tổngcơng ty VHSG

2.2.3.3 Đánh giá tình hình tổ chức cơng tác kế toán trách nhiệm tại SCPC

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vừa hình thành nhất là trong ngành văn hóa, lãnh đạo SCPC xác định được nhu cầu cấp thiết của việc thiết lập các thơng tin kiểm sốt và đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý trong quá trình điều hành hoạt động SXKD, thể hiện cụ thể như sau.

a. Mặt được

- Trong quá trình điều hành hoạt động SXKD, lãnh đạo SCPC mặc dù còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý hành chính từ chủ sở hữu (UBND Thành Phố), một số các hoạt động điều hành phải theo cơ chế xét duyệt từ trên nhưng tại SCPC, các đơn vị thành viên đã xác định được nhu cầu cần thiết và cấp bách để xây dựng hệ thống kế tốn trách nhiệm qua đó đánh giá được trách nhiệm các nhà quản lý tại các cấp kịp thời.

- Tại SCPC có những điều kiện phù hợp để hình thành và xây dựng các TT trách nhiệm cụ thể như sau : tại SCPC, hệ thống kế toán trách nhiệm chưa được xây dựng đồng bộ và đầy đủ, một số đơn vị thành viên chưa có nhận thức về việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm một cách cụ thể nhưng sự thật nhu cầu cấp thiết phải tìm ra một biện pháp nhằm đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý trong quá trình điều hành hoạt động , kết quả và hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận đối với những quy trình nghiệp vụ khác nhau. Do vậy, xây dựng kế toán trách nhiệm là giải pháp ưu việt nhằm đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu tại các đơn vị trong tình hình hiện tại.

- Tại SCPC, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, ủy quyền rõ ràng, các cấp quản lý được đánh giá trách nhiệm theo từng phòng chức năng, phân xưởng, theo khu vực địa lý và lĩnh vực chuyên môn.

- Cơng tác xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch được thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, năm thơng qua các dự tốn cụ thể về các chỉ tiêu

doanh thu, chi phí, sản lượng, lợi nhuận … của từng bộ phận, ở từng khu vực địa lý khác nhau.

- Việc phân tích mức độ thực hiện của kế hoạch về các chỉ tiêu được lập chủ yếu dùng phương pháp so sánh để đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận cửa hàng, phân xưởng, phịng ban, cơng ty, tổng công ty, hoặc đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động qua việc dựa vào mức độ chênh lệch, thực hiện của các chỉ tiêu sẽ đánh giá được năng lực và kết quả thực hiện các dự toán, kế hoạch của các bộ phận, phân tích tìm ra ngun nhân, đề ra biện pháp nhằm cải tiến, khắc phục các tồn tại, nâng cao năng lực hoạt động của từng bộ phận

- Quá trình ghi chép, tập hợp các số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch được thực hiện chi tiết từ các cấp quản lý theo yêu cầu phân tích báo cáo riêng biệt và được phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng chủ quan, khách quan, thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động SXKD trong năm của từng đơn vị thành viên cũng nhưng trong tồn Tổng cơng ty. Kế hoạch cho năm tới được xây dựng từ thực tế hoạt động của năm nay của đơn vị kết hợp với các dự báo của năm tới

- Chi phí phát sinh được quản lý và phân loại theo nhiều phương pháp khác nhau như theo yếu tố, theo khoản mục nhằm đánh giá được hoạt động SXKD một cách chính xác và tồn diện nhất, qua đó tìm ra được các biện pháp nhằm giảm được đến mức hợp lý nhất các loại chi phí phát sinh.

- Hiện tại bằng việc sử dụng phần mềm kế toán, các đơn vị đã thực hiện việc thu thập, ghi chép, phân loại các thông tin kinh tế và lập nên các báo cáo kế tốn tài chính, sau đó chủ yếu căn cứ vào số liệu từ các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu, kế hoạch, dự toán để phân tích, đánh giá mức độ thực hiện, trách nhiệm của từng bộ phận, đơn vị trong Tổng công ty

b. Tồn tại và nguyên nhân

- Tồn tại : Ngoại trừ 2 đơn vị đã thực hiện, các đơn vị cịn lại thuộc Tổng cơng ty vẫn chưa có hệ thống kế tốn trách nhiệm nên cơng tác xây dựng các TT trách nhiệm tại Tổng công ty chưa được thực hiện một cách cụ thể.

- Tại Tổng cơng ty các dự tốn, báo cáo được thực hiện nhằm xác định mức độ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh chủ yếu của kế hoạch do chủ sở hữu (Nhà nước) giao, chưa phải dùng để đánh giá trách nhiệm quản lý, thiếu cơ sở giám sát, thiếu chứng cứ xác thực để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo đơn vị, từ đó có các điều chỉnh kịp thời về mặt nhân sự.

- Hoạt động của kiểm soát viên chưa thật sự độc lập, đôi khi không đúng với chức năng, nhiệm vụ của kiểm soát viên 1 doanh nghiệp nhà nước.

- Tại Tổng công ty chưa đáp ứng được thông lệ về minh bạch thông tin do chưa có qui định rõ ràng và bắt buộc việc công bố thông tin niêm yết cũng như thông tin đại chúng.

- Đội ngũ nhân sự kế toán chủ yếu thực hiện các báo cáo kế tốn tài chính, việc thực hiện các cơng việc liên quan như thực hiện các báo cáo mang nội dung kế toán quản trị, kế tốn trách nhiệm cịn hạn chế, chưa được cập nhật, trang bị kiến thức về kế toán quản trị nói chung và kế tốn trách nhiệm nói riêng, kết hợp với việc thực hiện các báo cáo nội bộ mang tính quản trị trong nội bộ đa phần dựa trên các yêu cầu đột xuất của lãnh đạo chưa thể hiện được tính thường xuyên liên tục, đồng bộ nhằm tham mưu cho lãnh đạo một cách cụ thể và hiệu quả về công tác quản trị tại đơn vị, chưa xác định đánh giá được cụ thể mức độ trách nhiệm của từng bộ phận qua đó kịp thời động viên và phát huy được năng lực tiềm tàng trong mỗi bộ phận tại doanh nghiệp

- Cuối cùng : với quy mô vừa và nhỏ hoạt động SXKD thu hẹp phân tán dẫn đến việc triển khai các chủ trương của lãnh đạo còn hạn chế, điều kiện của doanh nghiệp trang bị các điều kiện cơ sở vật chất cho cơng tác kế tốn quản trị, kế toán trách nhiệm chưa đầy đủ, kinh phí để đầu tư trang bị các phần mềm vi tính kết hợp với nâng cao kiến thức cho nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện chưa được quan tâm, điều này cũng tác động lớn đến quá trình triển khai đơng bộ và hiệu quả cơng tác kế tốn quản trị, kế toán trách nhiệm tại SCPC

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với vai trị là một Tổng cơng ty Nhà nước hoạt động theo phương châm “đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh luôn song hành với các hoạt động phục vụ cộng đồng”, SCPC – Tổng cơng ty Văn hóa Sài gịn Cơng ty TNHH một thành viên được hình thành theo mơ hình Cơng ty Mẹ – Con đã và đang khẳng định được vai trị và uy tín trên thị trường sản xuất kinh doanh các sản phẩm dịch vụ văn hóa của thành phố.

Yêu cầu về việc thiết lập và hồn chỉnh hệ thống thơng tin quản trị, thơng qua kế toán trách nhiệm nhằm đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, các cấp tại Tổng cơng ty mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bên cạnh một số ít đơn vị thành viên đã thực hiện hồn chỉnh cơng tác kế toán trách nhiệm, thực tế hệ thống kế tốn trách nhiệm chưa được hình thành và mới từng bước được xây dựng phù hợp với đặc điểm riêng của đơn vị.

Tại SCPC đã có những tiền đề giúp cho việc triển khai kế toán trách nhiệm được thuận lợi như đã có sự phân cấp, phân quyền quản lý một cách chi tiết cụ thể với từng bộ phận. Ngoài ra dựa trên các thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị, SCPC đã xây dựng các chỉ tiêu, biểu mẫu nhằm thực hiện các báo cáo phục vụ công tác quản trị điều hành của doanh nghiệp.

Cơng tác thiết lập kế tốn trách nhiệm tại SCPC đã phân tích mặt hạn chế, đánh giá mức độ yêu cầu thực hiện để tổ chức và vận dụng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty, đề ra các giải pháp để thực hiện hệ thống kế tốn trách nhiệm qua đó đánh giá trách nhiệm từng cá nhân, các cấp quản lý đồng thời cũng chính là đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trách nhiệm quản lý của Tổng cơng ty.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY VĂN HĨA SÀI GỊN

3.1 Quan điểm và định hướng xây dựng hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Tổng cơng ty Văn hóa Sài gịn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng kế toán trách nhiệm tại tổng công ty văn hóa sài gòn công ty TNHH một thành viên , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 66)