7. Kết cấu của luận văn
1.3. Vai trò của thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS
Thuế TNCN nói chung và thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS có vai trị nhất định đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội của một quốc gia.
1.3.1. Vai trò đối với nền kinh tế - xã hội
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước:
Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, mỗi cá nhân đều mong muốn có thu nhập cao để có thể đảm đời sống vật chất cũng như tinh thần của mình. Từ đó kéo theo thuế TNCN – một sắc thuế đánh vào chính thu nhập của mỗi cá nhân mà nguyên tắc là dựa trên chính thu nhập của họ sẽ là một thành phần trong hệ thống thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, với đối tượng và phạm vi tác động rộng nên thuế TNCN cũng là một trong những nguồn tài chính cho một quốc gia.
- Thuế TNCN góp phần đảm bảo tính cơng bằng và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Khi xây dựng Luật thuế TNCN các nhà làm luật đã quán triệt thuế TNCN phải là một sắc thuế đảm bảo tính cơng bằng xã hội. Điều này được thể hiện qua từng chế định, từng điều luật của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Bởi lẽ, trong xã hội có những người thu nhập cao, thu nhập trung bình và thậm chí là thu nhập thấp nên pháp luật không thể đánh thuế như nhau giữa các đối tượng có sự chênh lệch về mặt thu nhập. Bên cạnh đó, mặc dù có những đối tượng có thu nhập như nhau nhưng tỷ lệ nộp thuế là khác nhau vì pháp luật có những quy định liên quan đến miễn, giảm đối với những đối tượng có hồn cảnh khó khăn, khi đó
số tiền thuế mà họ phải nộp cho ngân sách nhà nước sẽ thấp hơn hoặc được miễn so với những người có cùng mức thu nhập.
Tuy nhiên, với sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt như hiện nay, liệu chính sách thuế TNCN có đảm bảo được tính cơng bằng của mình nữa hay khơng khi phần thuế nộp cho ngân sách nhà nước không là bao nhiêu so với thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao trong xã hội.
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm:
Một trong những vai trò quan trọng của thuế TNCN là điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực tiếp đến hoạt động cung - cầu trên thị trường. Bởi lẽ, nó điều tiết trực tiếp đến thu nhập của mối cá nhân trong xã hội từ đó tác động đến mặt tiêu dùng không cần thiết, làm giảm khả năng thanh toán của cá nhân. Song song đó, góp phần thực hiện chính sách tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, khơng lãng phí. Tuy nhiên, việc tác động này có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ của mỗi quốc gia. Vì theo quy luật thị trường thì “có cầu mới có cung” khi nhu cầu giảm thì cung cũng sẽ giảm, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường có thể sẽ chậm lại.
- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp:
Trên thực tế, một số cá nhân có thu nhập khá cao. Tuy nhiên, những nguồn thu nhập này có được là do thực hiện hành vi trái pháp luật như tham ô, trốn thuế, buôn bán, vận chuyển hàng cấm hoặc nhận hối lộ,… Vì thế, thuế TNCN phải là một công cụ hữu hiệu để ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại cho quốc gia, tránh làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của một đất nước. Và đây cũng chính là một vai trò quan trọng của thuế TNCN.
- Thuế TNCN giúp nâng cao ý thức của người dân về quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
Ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh…thì người dân học nhận thức được việc nộp thuế vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và họ tự thực hiện việc kê khai và nộp thuế, không cần qua bất kỳ một cơ quan nào. Còn đối với một số quốc gia đang
phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia thì người dân cho rằng việc nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc. Họ thấy nghĩa vụ phải bỏ ra một số tiền đáng lẽ ra là của mình mà phải nộp cho nhà nước, họ cảm thấy không công bằng và hầu như không nhận được bất kỳ một quyền lợi gì. Thuế TNCN là một loại thuế trực thu nên khi thu thuế người dân biết được ngay, cịn những loại thuế gián thu thì học hầu như khơng nhận thấy được nên ít khi phản đối.
Vậy làm thế nào để nâng cao ý thức của người dân về thuế TNCN để cho họ thấy được quyền và nghĩa vụ của mình khi nộp loại thuế này? Cơ quan hữu quan cần có những biện pháp như tuyên truyền để người dân nắm rõ được quy định của pháp luật về thuế TNCN, quyền và lợi ích của mình khi đóng góp một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cũng phải thực hiện việc cơng khai số thuế thu được để người dân phần nào an tâm về số tiền của học nộp vào ngân sách nhà nước được sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó, người dân mới nhìn nhận và thấy rõ việc nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của một quốc gia.
Những khó khăn từ việc thu thuế TNCN cũng là một động lực thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền phải có những chiến lược để xây dựng, nâng cao sự hiểu biết, ý thức của người dân để họ biết được quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
1.3.2. Đối với hệ thống quản lý thuế
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác: Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm là tất cả cá nhân đều phải chịu thuế mà không phân biệt giàu hay nghèo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận dân cư có thu nhập thấp trong xã hội vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hố mọi người khơng phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế TNCN theo phương pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này.