6. Bố cục luận văn
3.1.4 Nỗ lực thuế
23 Jay K. Rosengard (2010), Bài giảng Thiết kế các hệ thống thuế phù hợp MPP2, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
- Nổ lực thuế thể hiện mức độ thu được thuế so với tiềm năng, nỗ lực thuế sẽ hạn chế thất thu thuế. Sau hai năm áp dụng thuế TNCN từ tiền lương tiền cơng thì Luật thuế chỉ mới quản lý được những người làm việc ở khu vực chính thức có bảng lương rõ ràng, đối với khu vực phi chính thức thì vẫn chưa quản lý được vì phương thức thanh tốn chủ yếu là tiền mặt nên chưa thể quản lý được thu nhập và các hoạt động của đối tượng này. Một số hoạt động phi chính thức ở Long An có thu nhập cao như hoạt động mơi giới bất động sản tập trung nhiều ở các huyện tiếp giáp TPHCM, các thương lái là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như thương lái lúa, gạo, tôm, cua, heo, gà, vịt ... có thu nhập rất cao và cao hơn rất nhiều so với những người làm công ăn lương và những hộ kinh doanh nhỏ đã phải nộp thuế hàng tháng, trong khi các cá nhân này thì khơng phải nộp thuế; ngồi ra Cục thuế vẫn chưa có biện pháp quản lý thu hiệu quả nên đã gây thất thu lớn cho ngân sách địa phương.
- Ước lượng thất thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên địa bàn tỉnh Long An:
Năm 2008 số lượng cá nhân chịu thuế TNC là 8.231 người với số thu thuế là 72 tỷ đồng và tốc độ tăng bình quân số thu trong giai đoạn này là 62%/năm, với tốc độ tăng bình quân này thì dự báo số thu thuế đến năm 2010 là 190 tỷ đồng. Năm 2009 thực hiện luật thuế TNCN chính sách thuế sẽ có nhiều cải cách hơn như số lượng người nộp thuế tăng lên nhiều, công tác quản lý thu thuế được hiện đại hóa hơn và chặt chẽ hơn nên hy vọng đến năm 2010 số thu sẽ đạt được như dự báo. Nhưng năm 2010 thuế TNCN từ tiền lương tiền công chỉ thu được 121 tỷ đồng, thấp hơn 70 tỷ đồng so với số dự báo, khoảng 58%. Như vậy thuế TNCN từ tiền lương tiền cơng cịn thất thu nhiều cho ngân sách nhà nước.
3.1.5 Số thu thuế:
Bảng 3.1: Số thu từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2004 – 2010. Số thu (tỷ đồng) S T T Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Thuế GTGT 323,67 341,50 431,08 562,34 689,69 832,92 1.134,42 2 Thuế TNDN 165,24 157,31 175,99 283,47 556,14 283,39 662,51 3 Thuế TTĐB 171,98 213,53 208,85 221,72 259,35 316,38 367,27 4 Thuế TNCN 34,38 44,64 46,22 66,41 94,94 157,60 292,51 5 Các khoản thu đất đai 177,59 310,99 421,54 581,34 648,59 689,15 1.032,70 6 PLP và thuế môn bài 68,89 75,03 85,94 163,06 133,54 84,20 90,64 7 Khác 60,63 33,31 52,95 5,51 7,56 94,10 101,81
Tổng số thu 1.002,37 1.176,31 1.422,57 1.883,85 2.389,80 2.457,54 3.681,53
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo nguồn thu trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2004 – 2010.
Hình vẽ 3.1: Tốc độ tăng số thu từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Long An từ năm
2004 – 2010.
Hình vẽ 3.2: Cơ cấu nguồn thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh Long An từ năm
2004 – 2010.
Nguồn: Biểu đồ được vẽ từ Phụ lục 10.
Từ năm 2004 – 2010 tổng nguồn thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh Long An có số thu năm sau ln cao hơn năm trước, tốc độ tăng bình quân là 25%/năm. Trong đó, thuế TNCN có mức tăng trưởng cao nhất là 45% (Phụ lục 11). Thuế TNCN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu thuế, giai đoạn từ 2004 – 2008 bình quân khoảng 3 – 4% thì đến năm 2010 là 8%.
- Chi tiết số thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên địa bàn tỉnh Long An từ 2004 - 2010:
Bảng 3.2: Chi tiết số thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2004 – 2010
Số thu (tỷ đồng) Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thuế TNCN 34,38 44,63 46,22 66,40 94,94 157,60 292,51 Thuế TNCN từ tiền lương tiền công 12,27 13,24 16,50 33,70 71,86 46,31 121,08 Tỷ trọng thuế TNCN từ tiền lương
tiền công/Thuế TNCN 36% 30% 36% 51% 76% 29% 41%
Hình vẽ 3.3: Tốc độ tăng số thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Long An từ năm
2004 – 2010
Nguồn: Biểu đồ được vẽ từ Bảng số 3.2.
Bảng 3.2 cho thấy số thu thuế TNCN luôn tăng năm sau cao hơn năm trước, bình quân giai đoạn từ 2004 – 2010 thì thuế TNCN tăng 45%/năm, trong khi đó thuế TNCN từ tiền lương tiền công chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu thuế TNCN, tốc độ tăng bình quân 63%/năm (Phụ lục 12), đây là nguồn thu có tốc độ tăng trưởng rất cao. Tốc độ tăng bình quân của thuế TNCN từ tiền lương tiền công trong hai năm 2009, 2010 là 34%/năm, nếu trừ đi tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương bình quân hai năm 2009 – 2010 là 10,1%/năm (Phụ lục 13), thì bình quân thuế TNCN từ tiền lương tiền công tạo thêm nguồn thu khoảng 24%/năm. Như vậy, thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên địa bàn tỉnh Long An vẫn tiếp tục tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Nguyên nhân dẫn đến số thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công tăng so với thuế TNC:
+Thu nhập của người dân đã tăng lên: Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh
tế của tỉnh Long An luôn ở mức khá cao, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước và đặc biệt là tỉnh Long An tiếp giáp với TPHCM nên đã có nhiều điều kiện thuận lợi cho Long An tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng tăng, trong đó DN đầu tư nước ngồi cũng tăng đáng kể, năm 2010 số DN đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An là 264 DN, tăng khoảng 36% so với năm 200824 nên số lượng người nước ngoài đến làm việc ở Long An cũng tăng lên. Số lượng
DN ngày càng tăng làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An cũng thay đổi theo hướng chuyển từ nông nghiệp, thủy sản sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao trong nhiều năm qua, năm 2010 so với thực hiện năm 2009 là 121,1% nên tạo điều kiện để phát triển các ngành khác. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An là 12,6% trong đó khu vực I chiếm 26,8%, khu vực II chiếm 33,3%, khu vực III chiếm 29,9% và GDP bình quân đầu người là 23,2 triệu đồng/năm tăng so với năm 2007 là 11,75 triệu đồng/năm; ngoài ra việc điều chỉnh tăng lương cơ bản hàng năm cũng làm cho thu nhập của người làm công ăn lương cũng tăng lên nên đã góp phần làm tăng nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Long An.
+ Chính sách thuế TNCN đã mở rộng cơ sở thu thuế: Khi áp dụng thuế TNCN từ tiền
lương tiền công số cá nhân chịu thuế đã tăng lên rất nhiều, khoảng 20.240 người tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008, việc tăng số lượng người chịu thuế góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
+ Phương pháp thu thuế: Luật thuế TNCN tiếp tục áp dụng phương pháp thu khấu trừ
tại nguồn thông qua các đơn vị chi trả thu nhập và không được hưởng thù lao, đây là công cụ thu thuế hiệu quả của thuế TNCN. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì việc khấu trừ thuế thuộc trách nhiệm của các đơn vị chi trả thu nhập, nếu có phát sinh các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế mà tổ chức chi trả không khấu trừ thuế khi cơ quan thuế phát hiện thì sẽ truy thu thuế các tổ chức chi trả.
+ Công tác quản lý thu thuế: Cục thuế tỉnh Long An đã tổ chức quản lý thu thuế chặt
chẽ và hiệu quả hơn như tổ chức triển khai chính sách thuế cho người nộp thuế hiểu để thực hiện kê khai nộp thuế đầy đủ vào ngân sách nhà nước, thực hiện cấp mã số thuế để quản lý đối tượng nộp thuế được tốt hơn. Đồng thời hiện đại hóa trong cơng tác quản lý thu thuế đã giúp cho Cục thuế xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế để tạo thuận lợi trong công tác hành thu.
Như vậy, sau hai năm áp dụng thuế TNCN từ tiền lương tiền công đã tăng thu ngân sách hợp lý trên địa bàn tỉnh Long An. Mục tiêu quan trọng nhất của cải cách thuế là tăng thu cho ngân sách nhà nước nhưng mức tăng thu phải hợp lý để người dân quen dần với việc đóng thuế thu nhập, tạo tâm lý bình thường trong xã hội, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý người nộp thuế từ đó hồn thiện chính sách thuế. Nếu Luật thuế thu cao
ngay từ đầu để tăng thu ngân sách sẽ tạo tâm lý không tốt trong nhân dân và người dân sẽ tìm cách trốn thuế do đó sẽ gây khó khăn trong việc quản lý thu thuế sau này.