Luật thuế có cơng bằng về mặt xã hội hơn không

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn võ văn lộc – MPP2 (Trang 42 - 43)

6. Bố cục luận văn

3.2 Luật thuế có cơng bằng về mặt xã hội hơn không

Theo lý thuyết kinh tế học về thuế công bằng gồm công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc, Luật thuế phải gắn với mức khả năng có thể chi trả được. Để cơng bằng thì việc áp dụng chính sách thuế dựa theo các qui tắc khách quan và tổng quát mà đã được công nhận là hợp lý và đúng đắn. Xác định số tiền thuế người nộp thuế phải đóng cần được ấn định một cách chắn chắn, không thể xác định qua thương lượng hay tùy tiện25.

3.2.1 Nguyên tắc lợi ích:

Như đã phân tích tại điểm 3.1.4 Luật thuế TNCN chỉ mới quản lý được thu nhập của những người làm việc khu vực chính thức có bảng lương rõ ràng, mà chưa thể quản lý được những người làm việc ở khu vực phi chính thức, có những người có thu nhập phải nộp thuế nhưng có những người có thu nhập thì khơng phải nộp thuế do đó đã tạo nên sự khơng cơng bằng giữa những người có thu nhập với nhau. Do đó, Luật thuế vẫn chưa đạt được công bằng theo nguyên tắc lợi ích.

3.2.2 Khả năng chi trả:

Thuế TNCN từ tiền lương tiền công áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho những người nộp thuế vì người có thu nhập cao sẽ nộp thuế nhiều hơn, nó phù hợp với thu nhập mà người lao động nhận được. Nguyên tắc này đã được thực thi có hiệu quả là thu nhập càng cao nộp thuế càng nhiều, trên địa bàn tỉnh Long An số lượng người nộp thuế ở mức thuế suất 5%, 10% chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu người nộp thuế nên tốc độ tăng thu thuế thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng người chịu thuế.

3.2.3 Mục tiêu chính sách so với tính khả thi về mặt hành chính:

Trong q trình thực hiện thì thuế TNCN từ tiền lương tiền cơng mới chỉ tạo công bằng là khơng cịn phân biệt đối xử giữa người Việt Nam với người nước ngoài, được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nhưng Luật thuế vẫn chưa đảm bảo được tính cơng bằng giữa những người có cùng thu nhập với nhau vì cịn thất thu nhiều ở lĩnh vực phi chính thức khoảng 70 tỷ đồng. Do đó, mục tiêu chính sách vẫn chưa đạt được.

3.2.4 Xác định thuế suất:

Thuế suất hợp lý sẽ tạo sự công bằng giữa các sắc thuế, hạn chế NNT tránh thuế, chuyển thu nhập sang nộp thuế có mức thuế suất thấp, ngồi ra thuế suất còn ảnh hưởng đến nguồn thu thuế. Hiện nay, thuế suất thuế TNDN là 25%26 do đó, thuế suất thuế TNCN phải tương đương với mức thuế suất này để tránh cho người nộp thuế điều chuyển thu nhập nhằm trốn thuế. Theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần thì thuế suất trung bình của thuế TNCN là 20% và mức thuế suất này thấp hơn so với thuế suất thuế TNDN nhưng không đáng kể.

3.2.5 Đối tượng chịu thuế và thu nhập chịu thuế:

Thuế TNCN đã mở rộng đối tượng chịu thuế và thu nhập chịu thuế hơn so với thuế TNC nhằm quản lý tất cả các đối tượng có thu nhập và các khoản thu nhập chịu thuế. Mở rộng cơ sở thuế với phương châm mọi người chịu một ít nhằm tạo sự cơng bằng và động cơ khuyến khích người nộp thuế chấp hành chính sách thuế, đồng thời để bù bắp số thuế giảm do xác định thuế suất thấp.

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn võ văn lộc – MPP2 (Trang 42 - 43)