Luật thuế có hiệu quả kinh tế không

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn võ văn lộc – MPP2 (Trang 43 - 47)

6. Bố cục luận văn

3.3 Luật thuế có hiệu quả kinh tế không

3.3.1 Thay đổi hành vi và thu nhập của người nộp thuế:

- Bậc thu nhập chịu thuế giữa các mức thuế suất dày: Biểu thuế suất thuế TNCN đã

giảm hơn so với biểu thuế TNC trước đây nhưng bậc thu nhập chịu thuế dày nên đã ảnh hưởng đến hành vi và thu nhập của người có thu nhập cao, thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh trên 5 triệu đồng/tháng đã phải nộp thuế 10%, trên 11 triệu đồng/tháng phải nộp thuế 15% và thu nhập trên 18 triệu đồng/tháng thì phải nộp thuế 20% nên ảnh hưởng đến hành vi khuyến khích lao động và thu nhập đối với những người có thu nhập cao vì thu nhập tăng thêm trên mức này sẽ phải đóng thuế nhiều làm giảm thu nhập của người nộp thuế. Với mức sống hiện nay, lạm phát ở mức cao thì thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng là cịn thấp vì nhu cầu chi tiêu cho gia đình và con cái đi học là rất lớn, nhưng lại phải nộp thuế ở mức thuế suất khá cao. Nếu so sánh với biểu thuế suất của Thái Lan và Singapore thì mức thu nhập chịu thuế ở từng mức thuế suất của Việt Nam thấp hơn rất nhiều, ở Thái Lan thu nhập đến 25 triệu đồng/ tháng mới chịu thuế 10% và Singapore thu nhập đến 106 triệu đồng/tháng mới nộp thuế 10% (Phụ lục 14). Như vậy, bậc thu nhập chịu thuế của biểu thuế suất hiện nay là quá dày nên đã ảnh hưởng đến hành vi và thu nhập của người nộp thuế.

- Quy định về ngưỡng chịu thuế: Sau hai năm áp dụng thì quy định mức giảm trừ gia

cảnh cho bản thân người nộp thuế và mỗi người phụ thuộc đã khơng cịn phù hợp: Thứ

nhất, do lạm phát nước ta tăng cao trong 4 năm qua, tổng cộng trên 50%27 làm cho mức thu nhập thực chịu thuế giảm xuống. Thứ hai, thu nhập bình quân trên đầu người ở nước ta tăng từ 1,5 triệu đồng/người/tháng năm 2009, nay đã tăng lên 2 triệu đồng/người/tháng vào năm 201028. Thứ ba, mức lương cơ bản đã điều chỉnh tăng hàng năm, đến tháng 5/2011 là 830.000 đồng/tháng, nếu lương cơ bản tăng lên mà không điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thì người nộp thuế sẽ phải nộp thuế nhiều hơn. Như vậy, sau hai năm áp dụng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, nếu không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và hành vi của người nộp thuế. Việc điều chỉnh này còn mang yếu tố tâm lý tác động đến người nộp thuế mà có động cơ tốt để chấp hành chính sách thuế.

- Quy định về mức thu nhập để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ gia cảnh: Sau hai năm áp dụng thì mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được

áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân trong tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng đã khơng cịn phù hợp vì giá cả tăng cao trong những năm qua làm cho thu nhập thực của người dân đã giảm xuống, hiện nay với mức thu nhập 500.000 đ/tháng là không thể đảm bảo chi phí cho một người, thậm chí chỉ đủ tiền ăn sáng. Trường hợp, sinh viên đại học đi dạy thêm để kiếm tiền đi học có thu nhập trên 500.000 đồng/tháng nhưng thấp hơn 1.000.000 đồng/tháng thì với mức thu nhập này sinh viên cũng không thể nào đảm bảo chi phí cho việc đi học nhưng lại khơng được giảm trừ gia cảnh; hay người ngoài độ tuổi lao động với mức thu nhập 500.000 đồng/tháng cũng không thể nào bù đắp chi phí vì người lớn tuổi chi tiêu cho ăn uống, thuốc men nhiều, nếu người này có thu nhập trên 500.000 đồng/tháng cũng sẽ khơng được giảm trừ gia cảnh. Do đó, mức thu nhập để xác định được giảm trừ gia cảnh này quá thấp làm cho nhiều người lao động có thu nhập thấp nhưng không được đăng ký giảm trừ gia cảnh, ngoài ra việc xác định mức thu nhập của những người này là rất khó.

3.3.2 Chi phí tn thủ và biến dạng do việc tránh và trốn thuế gây ra:

27 Nguyễn Minh Phong (2011), “Luật thuế thu nhập cá nhân: Ba điểm cần điều chỉnh”, Báo điện tử diễn đàn

doanh nghiệp, truy cập ngày 14/03/2011 tại địa chỉ:

http://www.vtca.vn/tabId/70/ArticleId/5265/PreTabId/66/Default.aspx.

28 Cầm Văn Kình (2010), “Thu nhập không theo kịp thuế”, Tuổi trẻ online, truy cập ngày 27/12/2010 tại địa chỉ: http://www.tuoitre.vn/Kinh-te/417294/Thu-nhap-khong-theo-kip-thue.html.

- Chính sách thuế TNCN từ tiền lương tiền công sau hai năm được áp dụng đã lộ rõ là chính sách thuế chưa đảm bảo được tính đơn giản, nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế hoặc không rõ ràng nên đã có rất nhiều văn bản dưới Luật được ban hành để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chính sách thuế mới nên gây rất nhiều khó khăn cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách thuế vì các văn bản nằm rời rạc nhau dễ thiếu sót nên làm tăng chi phí tuân thủ thuế cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

- Các thủ tục hành chính về thuế TNCN từ tiền lương tiền công sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều, người nộp thuế đã dễ dàng hơn trong việc thực hiện nên giảm chi phí tuân thủ thuế cho người nộp thuế. Ngoài ra, Cục thuế đã hiện đại hóa trong cơng tác quản lý thu thuế từ khâu cấp MST, kê khai thuế, quyết toán thuế cũng đã góp phần làm giảm chi phí tn thủ thuế cho người nộp thuế.

3.3.3 Số thu thuế so với đối tượng quản lý:

Theo báo cáo quyết toán thuế thì số người chịu thuế TNCN năm 2009 là khoảng 20.240 người cao hơn gấp 2,5 lần so với năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng số thu là 24%/năm. Như vậy tốc độ tăng về số thu thuế thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng người nộp thuế, bình quân một người chịu thuế năm 2008 nộp 8,7 triệu đồng/năm sang năm 2009 đã giảm chỉ còn khoảng 6 triệu đồng/năm29. Như vậy, số thu thuế so với số đối tượng quản lý đạt thấp, số lượng người nộp thuế tăng nhiều nhưng chủ yếu là những người nộp thuế ở mức thuế suất thấp nên hiệu quả thu chưa cao.

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Sau hai năm triển khai thực hiện Luật thuế TNCN từ tiền lương tiền công, Cục thuế tỉnh Long An đã quan tâm đến công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế để giúp cho người dân hiểu chính sách thuế thực hiện kê khai, nộp thuế, quyết tốn thuế đúng chế độ chính sách. Đồng thời, Cục thuế cũng đã tăng cường cải cách hành chính và hiện đại hóa trong cơng tác quản lý thu thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách thuế, giảm chi phí tuân thủ thuế và chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế. Việc kê khai và khấu trừ tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho người lao động đã đảm bảo được mục tiêu thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong công tác quản lý thu thuế của Cục thuế tỉnh Long An vẫn cịn một số bất cập:

- Cơng tác cấp MST: Để thực hiện Luật thuế TNCN, Cục thuế đã triển khai cấp MST TNCN cho tất cả những người có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng để những người này được đăng ký giảm trừ gia cảnh và được hoàn thuế, đến ngày 19 tháng 01 năm 2011 Cục thuế đã cấp 2.465 MST cho đơn vị chi trả và 125.040 MST cho cá nhân. Tuy nhiên, Cục thuế vẫn chưa triển khai cấp MST cho người phụ thuộc và người lao động có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.

- Công tác kiểm tra hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh: Trong năm 2009 Phịng thuế

TNCN đã phát hiện có đến 34% hồ sơ chưa đúng quy định. Tuy nhiên, Phòng thuế TNCN chưa thể kiểm tra người nộp thuế có đăng ký giảm trừ gia cảnh trùng nhằm làm giảm số thuế phải nộp, vì người phụ thuộc khơng có MST; ngồi ra cũng chưa xác minh việc đăng ký giảm trừ gia cảnh của các trường hợp còn lại.

- Cơng tác kê khai nộp thuế, quyết tốn thuế TNCN: Các tổ chức chi trả thu nhập

đã được cấp MST có trách nhiệm thu thuế và kê khai nộp số tiền thu được vào ngân sách nhà nước. Đến ngày 30/08/2010 vẫn còn 524 doanh nghiệp chưa gửi hồ sơ quyết toán của năm 2009. Các đơn vị chi trả thu nhập vẫn chưa thực hiện hết trách nhiệm khấu trừ thuế, vẫn cịn trường hợp bỏ sót các nguồn thu nhập ngoài tiền lương và thực hiện chia nhỏ số tiền chi trả cho người lao động dưới 500.000 đồng/lần để không khấu trừ 10% thuế.

Số thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công năm 2010 là 121 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân trong hai năm 2009, 2010 là 24%/năm. Như vậy, thuế TNCN từ tiền lương tiền công đã làm tăng thu cho ngân sách địa phương là do thu nhập bình quân trên đầu người đã tăng lên, số người nộp thuế là 20.240 người tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008 và thực hiện tốt

công tác quản lý thu thuế đã tác động làm tăng nguồn thu thuế. Tuy nhiên, thuế TNCN từ tiền lương tiền cơng vẫn cịn thất thu ở khu vực phi chính thức nhất là các cá nhân kinh doanh tự do đặc biệt là các thương lái lúa, gạo hoạt động rất nhiều, theo ước tính năm 2010 Cục thuế tỉnh Long An đã thất thu khoảng 70 tỷ đồng so với số dự báo, chiếm khoảng 58% số ước thu.

Hiện nay, Cục thuế chưa thể kiểm soát được các nguồn thu nhập của người nộp thuế do nguồn thu nhập rất đa dạng, khó quản lý nhất là phương thức thanh tốn hiện nay chủ yếu là tiền mặt. Ngoài ra, Cục thuế vẫn chưa có cơ chế phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh trong việc phối hợp quản lý các đối tượng này.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN: Từ khi thực hiện Luật thuế TNCN thì

cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN còn nhiều hạn chế. Cục thuế chưa thực hiện kiểm tra các hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế cũng như chưa có phân tích thơng tin dữ liệu người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, chưa phân loại rủi ro và lập danh sách người nộp thuế phải kiểm tra thanh tra. Trong năm 2010 Cục thuế đã giải quyết hoàn thuế 165 hồ sơ của tổ chức và cá nhân, tổng số thuế hoàn 1,446 tỷ đồng nhưng vẫn chưa có kế hoạch kiểm, tra thanh tra sau hoàn thuế. Luật thuế TNCN mới được thực hiện và số lượng người nộp thuế tăng lên rất nhiều nhưng công tác kiểm tra, thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên, nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm của người nộp thuế để có biện pháp chấn chỉnh và truy thu thuế nhằm tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn võ văn lộc – MPP2 (Trang 43 - 47)