Chương 1 : Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội
1.3.3. Cơ chế giám sát và chế tài thu nộp bảo hiểm xã hội
1.3.3.1. Cơ chế giám sát
Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là phải thu đúng, thu đủ và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính cơng bằng và quyền lợi giữa những người tham gia BHXH. Do đó, cơ chế giám sát và chế tài thu nộp BHXH là rất quan trọng mà hơn hết là vai trò của cơ quan BHXH cần phải tổ chức theo dõi quá trình lương tham gia BHXH của từng người, đơn vị để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định.
Cơ quan BHXH thường xuyên đối chiếu, kiểm tra, rà soát xác định lại danh sách đăng ký của đơn vị. Thông qua danh sách đăng ký lao động của chủ SDLĐ, cơ quan BHXH phải đối chiếu trực tiếp với các chứng từ, hồ sơ liên quan đến từng đối tượng trong danh sách đăng ký; xác định chính xác đối tượng tham gia và mức tham gia của từng NLĐ trong quá trình thực hiện. Khâu thực hiện trong quy trình thu BHXH là khâu quan trọng đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH ở cấp tỉnh, huyện. Sau khi thực hiện thu BHXH đối với các đơn vị, theo từng kỳ, cơ quan BHXH có trách nhiệm phải đối chiếu, xác định chính xác số cơng nợ đã trích nộp. Để có thể đối chiếu với số liệu mà đơn vị SDLĐ trích nộp, cán bộ chuyên quản phải căn cứ vào các chứng từ chuyển tiền, nộp tiền của đơn vị; các giấy báo có của ngân hàng, kho bạc; các quyết định điều chuyển, tăng, giảm mức trích nộp BHXH của từng NLĐ. Trên cơ sở số liệu đã được đối chiếu một cách chuẩn xác, cơ quan BHXH có trách nhiệm chốt cơ sở dữ liệu và thơng báo kết quả đóng BHXH gửi đơn vị để phối hợp lại số liệu nếu khơng khớp đúng thì đối chiếu lại.
Định kỳ cuối năm tài chính, cơ quan BHXH thơng báo tình hình nộp BHXH đến từng lao động (in thơng báo gửi) để NLĐ kiểm tra lại diễn biến tiền lương và quá trình tham gia BHXH trong năm của mình.
Với quy trình đối chiếu như trên cho thấy việc kiểm soát đối với đơn vị SDLĐ được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo khâu xác nhận về cơng nợ và tình hình thực hiện nhiệm vụ thu nộp BHXH được hồn chỉnh, giảm tới mức thấp nhất những sai sót trong q trình khai báo.
Trên cơ sở dữ liệu đối chiếu hàng tháng, chuyên quản thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định.
- Trường hợp đơn vị nợ từ 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng hằng quý; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng một lần, cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc; gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ đơn vị đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý.
Phòng Khai thác và Thu nợ tiếp nhận hồ sơ từ Phòng Quản lý thu chuyển đến, phân tích, đối chiếu với dữ liệu trong ứng dụng quản lý nợ, lập kế hoạch thu nợ và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với từng đơn vị nợ.
a) Đối với đơn vị nợ kéo dài:
- Lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C05-TS); trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu đơn vị khơng nộp tiền thì phối hợp với Phịng/Tổ Kiểm tra báo cáo Giám đốc ra quyết định thanh tra đóng BHXH, BHYT, BHTN, xử lý vi phạm theo quy định.
- Kết thúc thanh tra, nếu đơn vị không nộp tiền, lập văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
- Đối với chủ đơn vị là người nước ngoài vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn bỏ trốn.
- Thông báo danh sách đơn vị cố tình khơng trả nợ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Đối với nhóm nợ khó thu:
Sau khi hồn thiện hồ sơ xác định nợ theo quy định nêu trên và thực hiện thu nợ; Phòng/Tổ khai thác và thu nợ lập danh sách đơn vị mất tích, đơn vị khơng cịn hoạt động và đơn vị khơng có người quản lý, điều hành; đơn vị chấm dứt hoạt động; đơn vị giải thể, phá sản, chuyển cho Phòng/Tổ Quản lý thu để thực hiện chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động; mở sổ theo dõi và xử lý nợ theo hướng dẫn riêng.
1.3.3.2. Chế tài thu nộp
Trong đời sống kinh tế - xã hội các quy định của pháp luật thường được các chủ thể pháp luật nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn có các chủ thể bất chấp các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi của các cá nhân hoặc tổ chức cụ
thể, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Thông qua những hành động hay không hành động cụ thể mới bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.“Vi
phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ” 6
Vậy, một khi chủ thể pháp luật có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ có các hình thức xử lý tương ứng với các hành vi của các chủ thể, các quá trình xử lý được giao cho một cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền để thực hiện quyền lực Nhà nước, thay mặt Nhà nước để xử lý. Các chế tài hiện hành để áp dụng cho các chủ thể vi phạm pháp luật liên quan đến BHXH tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra mà có thể xử phạt vi phạm hành chính; kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
a. Xử phạt vi phạm hành chính
Cơ quan BHXH nếu trong quá trình kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện hành vi vi phạm pháp luật BHXH về đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị SDLĐ có thể khởi kiện ra tịa án có thẩm quyền hoặc xử lý trước khi khởi kiện theo quy định thực hiện theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/20137
và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH như sau:
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
- Đối với NLĐ: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ khơng tham BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định. Đồng thời, buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN vào quỹ BHXH.
- Đối với NSDLĐ: phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa khơng quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi: chậm đóng, đóng khơng đúng mức quy định, đóng khơng đủ số người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa khơng quá
6 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình lý luận chung Nhà nước pháp luật, Hà Nội (trang 376)
7 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 95.
75.000.000 đồng đối với NSDLĐ khơng đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho tồn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN. Đồng thời, buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng và số tiền lãi đối với hành vi vi phạm theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm đối với vi phạm nêu trên.
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH.
- Đối với NLĐ: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai khơng đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN. Đồng thời, buộc nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền BHXH đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.
- Đối với NSDLĐ: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH để hưởng chế độ BHXH đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH giả mạo và buộc nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền BHXH đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 28. Vi phạm các quy định khác về BHXH
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: không cung cấp tài liệu, thông tin về BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khơng cung cấp tài liệu, thông tin về BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức cơng đồn u cầu.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của NLĐ; không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH; làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ đối với NSDLĐ có một trong các hành vi: khơng lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan BHXH: giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày NLĐ đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của NLĐ.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi sử dụng quỹ BHXH sai mục đích. Đồng thời, buộc nộp lại lợi nhuận từ hành vi này.
Trình tự xử lý được thực hiện như sau8:
Thứ nhất, lập biên bản về hành vi vi phạm.
- Đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN nợ đến 03 tháng tiền đóng đối với đơn vị đóng hằng tháng, 06 tháng đối với đơn vị đóng hằng quý, 09 tháng đối với đơn vị đóng 06 tháng một lần thì cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, đối chiếu thu nộp và lập biên bản đối chiếu thu nộp 03 lần. Sau đó tiếp tục gửi văn bản đơn đốc đơn vị, 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần; đồng thời, gửi cho Tổ thu nợ của BHXH tỉnh, BHXH huyện phối hợp thực hiện cho đến khi thu nợ xong.
- Trường hợp phát hiện đơn vị khơng cịn tồn tại, khơng cịn hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ thì Phịng hoặc bộ phận Thu báo cáo Giám đốc BHXH, để báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cùng cấp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm đơn vị ngừng tham gia BHXH, BHYT do không cịn tồn tại, khơng tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh; căn cứ biên bản kiểm tra, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng, dừng tính số phải thu phát sinh.
Nếu sau khi cơ quan BHXH đã báo cáo nhưng Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động khơng phối hợp kiểm tra thì cơ quan BHXH thành lập đoàn và thực hiện kiểm tra, lập biên bản có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở.
Thứ hai, phối hợp, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra văn bản kết luận sau kiểm tra ghi nhận trong biên bản về sai phạm nêu trên, NSDLĐ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm lập văn bản đề nghị Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
Thứ ba, kiến nghị áp dụng biện pháp buộc trích tiền nộp bảo hiểm xã hội.
Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
mà NSDLĐ không tự nguyện nộp hoặc đã nộp nhưng chưa đủ số tiền phải nộp cho cơ quan BHXH thì Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với người có thẩm quyền: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH.
Thứ tư, khởi kiện ra tòa
Sau khi thực hiện các bước trên mà đơn vị SDLĐ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền BHXH thì cơ quan BHXH nộp đơn khởi kiện đơn vị SDLĐ ra Tịa án có thẩm quyền.
Quy trình thực hiện hồ sơ, thủ tục khởi kiện ra tòa án:
- Xác định Tịa án có thẩm quyền
Căn cứ theo quy định tại các Điều 33, 34, 35, 36 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về BHXH giữa cơ quan BHXH và đơn vị SDLĐ là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cơ quan BHXH gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nơi đơn vị SDLĐ có trụ sở làm việc hoặc thỏa thuận với đơn vị SDLĐ bằng văn bản về việc nộp đơn khởi kiện tại nơi cơ quan BHXH có trụ sở làm việc.
Nếu tranh chấp có phát sinh từ hoạt động của chi nhánh của cơ quan, tổ chức thì cơ quan BHXH có thể u cầu Tịa án nơi đơn vị SDLĐ có trụ sở hoặc nơi đơn vị SDLĐ có chi nhánh để giải quyết.
- Lập đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện phải lập theo mẫu đúng quy định của pháp luật. Đơn khởi kiện phải do Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký tên và đóng dấu. Giám đốc BHXH có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan BHXH khởi kiện đơn vị SDLĐ ra tòa.
Nội dung đơn khởi kiện phải rõ ràng, các số liệu phải chính xác; chú ý thời hiệu khởi kiện cịn khơng (đây là vấn đề rất quan trọng); những tài liệu kèm theo phải đảm bảo tính pháp lý đầy đủ.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
+ Biên bản kiểm tra, thanh tra của cơ quan BHXH, cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
03 bản trở lên.
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về