Chương 1 : Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội
2.2. Ba dạng vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội phổ biến trên địa bàn tỉnh
2.2.2. Vi phạm về nợ bảo hiểm xã hội
Tính đến 31/12/2016 tồn tỉnh có 425 đơn vị nợ BHXH, với 11.694 lao động (trong đó: cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đảng, đồn thể... có 251 đơn vị, 7.657 lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có 174 đơn vị, 4.037 lao động).
Tổng số tiền nợ BHXH của khối doanh nghiệp là 35,25 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,16% so với số phải thu của khối doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,34% so với tổng số thu. Trong đó loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước nợ nhiều nhất, tập trung ở ngành chế biến thủy sản và xây dựng.
2.2.2.1. Vụ việc vi phạm
Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng nợ BHXH cịn diễn ra nhiều, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh lớn, kéo dài. Bên cạnh một số đơn vị thực sự khó khăn vẫn cịn nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ BHXH. Theo số liệu báo cáo hàng năm của BHXH tỉnh, tình hình nợ của các doanh nghiệp như sau:
+ Năm 2012, 125 đơn vị nợ với số tiền 20,86 tỷ đồng. Trong đó, 61 đơn vị nợ dưới 3 tháng, với số tiền 2,335 tỷ đồng, 64 đơn vị nợ 3 tháng trở lên, với số tiền 18,525 tỷ đồng.
+ Năm 2013, 169 đơn vị nợ với số tiền 27 tỷ đồng. Trong đó, 86 đơn vị nợ dưới 3 tháng, với số tiền 2,7 tỷ đồng, 83 đơn vị nợ 3 tháng trở lên, với số tiền 24,3 tỷ đồng.
+ Năm 2014, 162 đơn vị nợ với số tiền 26,8 tỷ đồng. Trong đó, 92 đơn vị nợ dưới 3 tháng, với số tiền 2,6 tỷ đồng, 70 đơn vị nợ 3 tháng trở lên, với số tiền 24,2 tỷ đồng.
+ Năm 2015, 196 đơn vị nợ với số tiền 30,7 tỷ đồng. Trong đó, 111 đơn vị nợ dưới 3 tháng, với số tiền 2,4 tỷ đồng, 85 đơn vị nợ 3 tháng trở lên, với số tiền 28,3 tỷ đồng.
+ Năm 2016, 188 đơn vị nợ với số tiền 35,1 tỷ đồng. Trong đó, 95 đơn vị nợ dưới 3 tháng, với số tiền 2,2 tỷ đồng, 93 đơn vị nợ 3 tháng trở lên, với số tiền 32,9 tỷ đồng.
TÌNH HÌNH NỢ BHXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2012 - 2016
- Kết quả kiểm tra hàng n m của BHXH tỉnh tại các doanh nghiệp: n m 2012: tổng số tiền nợ BHXH trên 2,8 tỷ đồng; n m 2013: tổng số tiền nợ BHXH của các đơn vị tại thời điểm kiểm tra gần 7,5 tỷ đồng, trong đó có những đơn vị có số nợ đọng lớn như: Cty TNHH XD Quang Tiền 1,219 tỷ đồng; công ty CP Dược Minh Hải 1,019 tỷ đồng; Xí nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng Cà Mau gần 0,56 tỷ đồng; Công ty CP phát triển đơ thị dầu khí 0,552 tỷ đồng; Cơng ty CP thủy sản Cà
0 20 40 60 80 100 120 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nợ dưới 3 tháng (tỷ đồng) Nợ từ 3 tháng trở lên (tỷ đồng) Số đơn vị nợ dưới 3 tháng Số đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên
Mau 0,876 tỷ đồng; n m 2014: tổng số tiền nợ của các đơn vị tại thời điểm kiểm tra là8,757 tỷ đồng, nhiều đơn vị nợ đọng lớn như: Công ty Công nghiệp Tàu thủy Cà Mau số tiền nợ khoanh năm 2012 là 1,995 tỷ đồng, số tiền nợ từ 2013 đến thời điểm kiểm tra là 0,3 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Cảng Năm Căn số tiền nợ khoanh năm 2012 là 0,223 tỷ đồng, số tiền nợ từ 2013 đến thời điểm kiểm tra là 0,275 tỷ đồng; Công ty TNHH Nhật Đức 1,127 tỷ đồng; n m 2015: tổng số tiền nợ tại các đơn vị tại thời điểm kiểm tra là4,1 tỷ đồng; n m 2016: tổng số nợ của các đơn vị tại thời điểm kiểm tra là 15,518 tỷ đồng, riêng số nợ của Công ty Cổ phần chế biến & xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex lên đến 9,72 tỷ đồng, Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và Xuất nhập khẩu Huỳnh Hương nợ 2,15 tỷ đồng.
Tổng số tiền nợ BHXH không thể thu hồi của toàn tỉnh là 23,26 tỷ đồng. Nguyên nhân, 03 đơn vị để nợ BHXH số tiền lớn, thời gian dài, do hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền, các tổ chức tín dụng siết chặt hạn mức tín dụng, khơng có khả năng thanh tốn như: Cơng ty TNHH TS Camimex nợ 8,18 tỷ đồng và Công ty CP CB&XNK TS Cadovimex: nợ 8,18 tỷ đồng; riêng Công ty TNHH 1TV công nghiệp tàu thủy Cà Mau nợ 2,047 tỷ đồng; Công ty TNHH 1TV Cảng Năm Căn nợ 0,303 tỷ đồng (thuộc Tập đoàn Vinashin, Vinaline). Mặc dù, năm 2013 đã được Chính phủ cho phép khoanh nợ, nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán được số nợ đã khoanh, phát sinh thêm 0,303 tỷ đồng (hiện nay đang làm thủ tục phá sản). Cá biệt có 03 đơn vị: Cơng ty CP Thực phẩm Đại Dương (nợ 72 tháng, với số tiền 3,297 tỷ đồng); Công ty TNHH CB và XNK TS Minh Châu (nợ 78 tháng, với số tiền 0,623 tỷ đồng) và Công ty TNHH Nhật Đức (nợ 73 tháng, với số tiền 1,24 tỷ đồng), các Cơng ty này có chủ SDLĐ bị Bộ Cơng an bắt, hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng, chủ yếu cho thuê nhà xưởng hoặc nhận gia cơng ngun liệu để duy trì máy móc thiết bị, nên khơng có khả năng thanh tốn nợ BHXH làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ.
2.2.2.2. Nguyên nhân
Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp thu nợ BHXH như: gửi đối chiếu và thông báo thu nợ hàng tháng đối với đơn vị SDLĐ, cử viên chức đến đơn vị để đôn đốc thu nợ, những đơn vị nợ số tiền lớn kéo dài; kết hợp các ngành mời đơn vị đến cơ quan BHXH hoặc trực tiếp đến đơn vị để lập biên bản cam kết trả nợ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nhưng tình trạng nợ đọng BHXH chưa giảm, mà ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, gây thiệt hại cho Nhà nước trong công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn đều quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực thi chính sách pháp luật về BHXH nhưng các đơn vị vẫn cố tình để xảy ra tình trạng này. Sau khi kiểm tra phát hiện sai phạm, cơ quan BHXH khơng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ dừng lại ở việc đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý nhà nước về BHXH xử lý theo quy định của Luật BHXH, việc làm này mất nhiều thời gian, từ đó ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ.
Mặt khác, BHXH tỉnh luôn bị động do phải phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiến hành thanh tra liên ngành, trong khi chế tài xử phạt đối tượng nợ đọng BHXH chưa đủ mạnh. Điển hình như Cty Cổ phần TMDV & XNK Huỳnh Hương BHXH tỉnh kiểm tra lần thứ nhất vào ngày 10/9/2013 với số nợ 0,540 tỷ đồng, đã lập biên bản nhắc nhỡ chuyển nộp nợ nhưng vẫn không thực hiện; ngày 28/01/2015 Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT tại đơn vị này với số tiền nợ đến thời điểm ngày 31/7/2014 là 0,314 tỷ đồng; BHXH tỉnh tiếp tục kiểm tra vào ngày 24/6/2016 với số nợ 2,15 tỷ đồng và đề nghị xử phạt nhưng đến nay đơn vị chưa khắc phục được.
Bảo hiểm xã hội là cơ quan trực tiếp thu và chi trả các chế độ BHXH nên nắm sát tình hình đóng BHXH của các doanh nghiệp. Vì thế, hàng năm, BHXH tỉnh đều có kế hoạch phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập đoàn thanh tra tại các doanh nghiệp nhưng tình hình vẫn không khả quan, vẫn là biên bản, cam kết sẽ thanh toán nhưng sau sự việc vẫn đâu vào đấy, doanh nghiệp nợ vẫn cứ nợ, quyền lợi NLĐ ảnh hưởng vẫn ảnh hưởng. Bởi vì, theo nguyên tắc, đối tượng tham gia BHXH dù được cấp sổ BHXH nhưng do đơn vị chủ quản khơng thực hiện đóng BHXH đúng theo định kỳ thì ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm cho NLĐ kể như khơng có giá trị.
Theo Luật BHXH, NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền cơng của NLĐ, trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN thuộc trách nhiệm đóng góp của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Nhưng khi doanh nghiệp nợ kéo dài, cơ quan BHXH không thể chốt sổ BHXH để NLĐ hưởng chế độ. Từ những lý do đó, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi tham gia BHXH, BHXH Việt Nam có Cơng văn
chỉ đạo BHXH các tỉnh16 thực hiện đối với những doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn, nợ BHXH phải có cam kết trả nợ, đóng trước BHXH, BHYT, BHTN và số tiền lãi cho những người có nhu cầu chốt sổ để hưởng chế độ. Tuy nhiên, điều này chỉ giải quyết chính sách tạm thời cho một số NLĐ, gây mất thời gian, làm cho họ không thật sự an tâm lao động sản xuất, ít gắn bó với doanh nghiệp. Mặt khác, lại ảnh hưởng rất lớn đến ngành BHXH bởi vì đa số NLĐ hiểu rằng “đóng thì dễ, lấy thì khó” nếu chẳng may họ bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động do ốm đau, sinh con, tai nạn lao động, khi hết tuổi lao động hoặc chết thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bù đắp những khoản hụt hẫng thu nhập này và ai sẽ là người chịu trách nhiệm những hậu quả của cuộc sống gia đình họ? Chắc có lẽ đây sẽ là gánh nặng trước nhất cho xã hội và chính bản thân NLĐ, chưa nói đến những tệ nạn xã hội khác sẽ gây ra từ những hậu quả nêu trên. Vì họ sẽ khơng nhận được một khoản trợ cấp nào từ quỹ BHXH, theo nguyên tắc “có đóng, có hưởng”, “đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít”.
Lực lượng thanh tra của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quá ít cho nên việc phối hợp cũng gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu báo cáo của Phịng Kiểm tra, từ năm 2012 đến năm 2016, BHXH tỉnh chỉ phối hợp được 03 cuộc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thanh tra đối với 56 đơn vị; phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, BHXH với 02 cuộc 24 đơn vị. Riêng Thanh tra tỉnh Cà Mau trong 05 năm chỉ thực hiện 01 cuộc thanh tra với 25 doanh nghiệp trên địa bàn về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Thẩm quyền cao nhất của cơ quan BHXH là khởi kiện ra tòa với những đơn vị nợ đọng kéo dài nhưng cũng khơng đủ sức răn đe, vì việc khởi kiện rất phức tạp và không phải khi nào cũng đạt kết quả. Bắt đầu từ năm 2014, BHXH tỉnh mới tiến hành khởi kiện sau khi đã dùng nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng: phối hợp với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nợ trên địa bàn; phân công Tổ thu nợ đi trực tiếp đến các đơn vị để đôn đốc thu nợ, ký biên bản đối chiếu số liệu nợ hàng năm. Ngoài ra, BHXH tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản17
đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng ủy khối doanh nghiệp, Phòng Cảnh sát
16 Công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc về thu, xác nhận sổ BHXH.
17
kinh tế Công an tỉnh Cà Mau tiến hành mời các doanh nghiệp có số tiền nợ đọng lớn, thời gian nợ kéo dài đến làm việc và cam kết thanh toán dứt điểm tiền nợ đọng để giải quyết các chế độ cho NLĐ. Gửi văn bản18
đề nghị Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản tiền gửi của các đơn vị chưa đóng, chậm đóng, tiền lãi phát sinh BHXH theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, do khởi kiện về nợ đọng BHXH là vụ việc mới, Tòa án chưa từng thụ lý vụ việc liên quan đến nợ đọng BHXH nên rất lúng túng trong xem xét và thụ lý hồ sơ. Thời điểm khởi kiện có một số đơn vị SDLĐ vi phạm pháp luật BHXH, đã được Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang có hiệu lực thi hành như Công ty TNHH thủy sản Camimex (phường 8, thành phố Cà Mau), Công ty TNHH chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Châu (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau)… do vậy cơ quan Tòa án từ chối thụ lý hồ sơ khởi kiện. Căn cứ để Tòa án từ chối thụ lý đơn khởi kiện của cơ quan BHXH do tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định “sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”.
Việc ký biên bản đối chiếu nợ với một số đơn vị SDLĐ cũng cịn bất cập. Một số cơng ty làm ăn thua lỗ nên đã ngưng hoạt động; chủ doanh nghiệp trốn hoặc bị bắt do gian lận trong hoạt động sản xuất… nên việc ký biên bản đối chiếu nợ với cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn, thậm chí là khơng ký được. Thực trạng vừa nêu vẫn kéo dài đến hơm nay chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả, bởi vì trong hồ sơ khởi kiện nợ đọng BHXH, biên bản đối chiếu nợ BHXH với đơn vị SDLĐ là chứng cứ vô cùng quan trọng, ký được biên bản đối chiếu này thì kết quả thắng kiện gần như chắc chắn thuộc về cơ quan BHXH. Tuy nhiên, nếu đơn vị cố tình khơng ký hoặc trì trệ trong việc xác định số liệu nợ thì việc khởi kiện gặp khó. Khó ở đây là về thời hiệu khởi kiện chỉ có 02 năm (Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004), nếu quá thời hạn này kể từ khi phát hiện đơn vị có hành vi vi phạm mà cơ quan BHXH khơng khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi kiện.
Ngồi ra, việc xác định tính chất của vụ việc cũng ảnh hưởng đến việc khởi kiện vụ án. Cơ quan tố tụng cịn lúng túng trong việc xác định tính chất của vụ án, có lúc xem đây là vụ án hình sự và yêu cầu chuyển hồ sơ qua phía cơ quan điều tra. Sau khoảng thời gian dài xem xét hồ sơ, cơ quan điều tra trả về cơ quan Tòa án và yêu cầu thụ lý vụ án dân sự nên vụ việc bị kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ. Trước năm 2014, BHXH tỉnh Cà Mau đã lập 10 hồ sơ khởi kiện đơn vị SDLĐ kéo dài nhưng cơ quan Tịa án khơng thụ lý hồ sơ khởi kiện nào.
Trước những khó khăn vướng mắc nêu trên, BHXH tỉnh đã nhiều lần làm việc với các cơ quan liên quan để tìm giải pháp khởi kiện các đơn vị SDLĐ ra Tịa án có thẩm quyền. Sau khi dẫn giải một số điều khoản của các văn bản pháp luật có liên quan như khoản 1 Điều 31, khoản 1 Điều 36, khoản 2 Điều 375 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ án, về tính hiệu lực của bản án và những văn bản hướng dẫn của Tòa án tối cao như Công văn số 143/TANDTC-KHXX và Văn bản số 144/TANDTC-KHXX ngày 21/09/2011 về một số vấn đề liên quan đến việc khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan BHXH thì cơ quan Tòa án đã thụ lý hồ sơ xét xử những đơn vị để xảy ra tình trạng nợ đọng kéo dài.
Tính từ thời điểm 01/01/2014 đến nay BHXH tỉnh Cà Mau đã lập hồ sơ khởi