Khái quát các loại hình vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội điển hình trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 35 - 39)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội

2.1. Khái quát các loại hình vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội điển hình trên

trên phạm vi cả nước

Từ khi Luật BHXH có hiệu lực13, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH có diễn biến phức tạp. Theo thống kê từ năm 2007-2016, BHXH Việt Nam đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH với 103.199 lượt đơn vị SDLĐ. Qua kiểm tra, phát hiện đề nghị xử phạt vi phạm hành chính về BHXH 7.765 vụ và đã xử phạt vi phạm hành chính 2.020 vụ; đề nghị truy thu về quỹ BHXH 331,5 tỷ đồng. Ngoài ra, các hành vi gian lận, khai man, lập hồ sơ BHXH khống để hưởng chế độ BHXH... Điển hình, một số hành vi vi phạm pháp luật BHXH như:

Thứ nhất, vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động:

- Hành vi khơng đóng BHXH: người SDLĐ lách luật bằng cách hợp đồng miệng hoặc kí liên tiếp chuỗi hợp đồng theo thời vụ hoặc hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc kéo dài thời gian thử việc. Vì theo quy định của Luật BHXH năm 2006, NLĐ có hợp đồng lao động dưới 03 tháng khơng phải tham gia BHXH bắt buộc. Trước khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, thủ đoạn này xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ và hộ gia đình. Với thủ đoạn lợi dụng kẽ hở này của pháp luật, đơn vị SDLĐ không phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ nhằm trốn đóng BHXH, trường hợp bị phát hiện thì chấp nhận nộp phạt.

- Hành vi đóng BHXH không đúng thời gian quy định: theo quy định của Luật BHXH trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ nộp lên cơ quan BHXH để đóng BHXH cho NLĐ. Nhưng trên thực tế, có những hợp đồng lao động ký kết từ lâu chủ SDLĐ vẫn khơng lập hồ sơ để đóng BHXH cho NLĐ.

- Hành vi đóng mức BHXH thấp hơn mức quy định: doanh nghiệp lập và sử dụng hai hệ thống lương khác nhau. Một hệ thống lương dùng để chi trả lương thực tế cho NLĐ; một hệ thống lương khác dùng để đăng ký tham gia và làm cơ sở tính mức đóng BHXH (mức lương này chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng

một chút). Với thủ đoạn này, các doanh nghiệp đã trốn đóng một khoản tiền BHXH mà theo quy định pháp luật họ phải đóng cho cơ quan BHXH.

- Hành vi đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH: trên thực tế khơng ít doanh nghiệp chỉ đăng ký tham gia BHXH cho một số lao động ở các vị trí chủ chốt.

Thứ hai, nợ bảo hiểm xã hội:

Lợi dụng cơ chế, chính sách BHXH cịn có kẽ hở; chế tài xử lý nợ BHXH, chậm đóng BHXH cho NLĐ chưa nghiêm nên doanh nghiệp cố tình chây ỳ khơng đóng, chiếm dụng BHXH của NLĐ. Do quy định mức phạt lãi suất nợ BHXH và mức phạt tối đa đối với hành vi chậm đóng BHXH thấp nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng các quy định này chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ. Doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để đầu tư trở lại sản xuất, kinh doanh và chấp nhận nộp phạt.

Thứ ba, gian lận để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội:

- Làm khống, giả mạo hồ sơ BHXH làm căn cứ cho việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản nhằm chiếm đoạt tiền BHXH bằng cách làm giả giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai hoặc sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy tờ này hoặc móc nối với cơ sở y tế để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai không đúng quy định làm căn cứ thanh toán tiền trợ cấp ốm đau, thai sản. Điển hình, việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” xảy ra tại Hồ Chí Minh, năm 201514 là một ví vụ cụ thể:

Lê Thành Thắng, nguyên là nhân viên hợp đồng có thời hạn tại BHXH quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Do được phân cơng tiếp nhận và giao trả hồ sơ BHXH nên Thắng nắm rõ các quy định, thủ tục về việc lập hồ sơ đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, chi trả tiền BHXH theo chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, BHXH một lần, nên Thắng đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền trợ cấp BHXH bằng cách: từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2015, Thắng cùng với vợ là Phạm Thị Ngọc Hằng lần lượt thành lập 10 doanh nghiệp trên địa bàn các Quận 1, 2, 3, 9, Thủ Đức, Bình Thạnh do Hằng và nhiều người thân đứng tên đại diện theo pháp luật. Trong đó, Hằng đứng tên 03 doanh nghiệp, Lê Thị Anh Thư (em ruột Thắng) đứng tên 03 doanh nghiệp, Lê Thị Kiều Thu đứng tên 02 doanh nghiệp, Phạm Thị Ngọc Quyên đứng tên 02 doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này không hoạt

động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, không bảng hiệu, không sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh doanh thu, khơng kê khai nộp thuế, khơng có NLĐ làm việc tại doanh nghiệp.

Để chiếm đoạt tiền BHXH, Thắng sử dụng giấy chứng minh nhân dân photo của nhiều người thân quen tạo lập khống hồ sơ nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp để đăng ký tham gia đóng BHXH bắt uộct, BHYT từ 06 tháng đến 08 tháng rồi ngưng đóng, lập hồ sơ cho nghỉ việc với lý do sinh đẻ và làm thủ tục đề nghị hưởng chế độ trợ cấp thai sản, dưỡng sức và BHXH một lần để chiếm đoạt quỹ BHXH. Thắng và Hằng tìm cách xin giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh (bản sao y có chứng thực của những người có sinh đẻ thật) hoặc nếu khơng thì Thắng thuê Nghĩa (không xác định được nhân thân, lai lịch) làm giả các giấy tờ này để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, BHXH một lần theo quy định của BHXH Việt Nam. Đến ngày 20/5/2015, Thắng và Hằng đã đăng ký đóng BHXH bắt buộc cho 61 hồ sơ lao động tại 10 doanh nghiệp với số tiền 617.000.000 đồng, chiếm đoạt số tiền 1.314.920.039 đồng. Cụ thể như sau:

- Hành vi lập khống 25 hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản đơn vị, 05 lượt nghỉ dưỡng sức chiếm đoạt 950.684.500 đồng: lợi dụng quy định của BHXH về việc lao động nữ có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp thai sản. Từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2015, Lê Thành Thắng và Phạm Thị Ngọc Hằng đã lập 25 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản đơn vị và 05 lượt nghỉ dưỡng sức, được BHXH các quận duyệt chi số tiền 969.262.500 đồng. Theo quy định của luật BHXH, đơn vị SDLĐ được giữ lại 2% trên tổng quỹ lương phải đóng BHXH, để trả cho NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản (2% này bằng 18.578.000 đồng, BHXH chưa chi cho đơn vị SDLĐ). Vì vậy, thực tế BHXH đã thực chi cho 25 hồ sơ thai sản đơn vị, 05 lượt dưỡng sức với số tiền là 950.684.500 đồng.

- Hành vi lập khống 10 hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản cá nhân chiếm đoạt 335.778.000 đồng: thai sản cá nhân được áp dụng đối với lao động nữ nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 04 tháng tuổi, NLĐ tự lập hồ sơ hoặc ủy quyền theo quy định và nhận tiền từ BHXH, hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản phải có bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh có dấu đỏ của Ủy ban nhân dân xã. Để lập hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản Thắng đã sử dụng 08 giấy khai sinh giả và 02 giấy khai sinh thật, chiếm đoạt 335.778.000 đồng.

- Hành vi lập khống 04 hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH một lần chiếm đoạt 28.457.539 đồng: NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng BHXH một lần sau một năm nghỉ việc nếu khơng tiếp tục đóng BHXH và có u cầu nhận BHXH một lần, với 04 hồ sơ khống Thắng chiếm đoạt 28.457.539 đồng.

Tại BHXH Quận 1, Thắng và Hằng đã chiếm đoạt số tiền 47.300.000 đồng; Tại BHXH Quận 2 chiếm đoạt số tiền là 144.200.000 đồng; tại BHXH Quận 3 chiếm đoạt số tiền là 66.620.000 đồng; tại BHXH Quận 9 chiếm đoạt số tiền là 345.912.500 đồng; tại BHXH Thủ Đức chiếm đoạt số tiền là 299.375.000 đồng; tại BHXH Bình Thạnh chiếm đoạt số tiền là 401.632.998 đồng.

- Hợp thức hóa những tai nạn không thuộc diện tai nạn lao động thành tai nạn lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc đăng kí tham gia BHXH sau khi đã xảy ra tai nạn để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp. Thủ đoạn này ln có sự cấu kết giữa NLĐ và NSDLĐ thể hiện ở việc khai báo không trung thực về thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, ngụy tạo hồ sơ để hợp thức hóa các tai nạn rủi ro thành tai nạn lao động, để chiếm đoạt tiền chế độ tai nạn lao động.

- Làm hồ sơ khống để làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí cho một số người chưa đủ thời gian tham gia BHXH, như: xác nhận khống thời gian làm việc và tham gia BHXH để làm giải quyết chế độ hưu trí; đề nghị điều chỉnh lại ngày tháng năm sinh tăng lên hoặc giảm xuống theo hướng có lợi cho bản thân khi giải quyết chế độ…

-Thu gom sổ BHXH của người tham gia BHXH đã nghỉ việc mà khơng nhận lại sổ, sau đó lập hồ sơ BHXH khống, chiếm đoạt tiền BHXH. Khi NLĐ nghỉ việc, doanh nghiệp có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả cho NLĐ. Nếu sau 12 tháng, NLĐ khơng đến nhận thì doanh nghiệp trả cho cơ quan BHXH lưu giữ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp không ý thức chốt và trả sổ; NLĐ ít khi nhận sổ sau khi nghỉ việc do thời gian làm việc ngắn hoặc đi xa... Điều này đã tạo điều kiện cho đối tượng ngồi xã hội thơng đồng với doanh nghiệp thu gom, mua sổ BHXH, sau đó làm giả, lập khống hồ sơ BHXH đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần nhằm chiếm đoạt tiền BHXH.

Tóm lại, những hành vi vi phạm pháp luật như trên sẽ dẫn đến việc thất thoát quỹ BHXH. Đồng thời, làm tăng khối lượng công việc của cơ quan BHXH trong quá trình giải quyết chế độ BHXH do phải tập trung rà soát, kiểm tra hồ sơ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)