Xuất hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý định nghỉ việc của người lao động, trường hợp công ty cổ phần đầu tư và phát triển đức quân (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2 xuất hàm ý quản trị

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Kết quả phân tích cuối cùng cho thấy chỉ có bốn nhân tố tác động đến ý định nghỉ việc của người lao động, được xếp từ mạnh đến yếu gồm: (1) Tham gia vào việc ra quyết định, (2) Nhận thức được sự hỗ trợ nhóm, (3) Đồng nghiệp thân thiện, (4) Văn hóa tổ chức.

Đồng thời, qua kiểm định về sự khác biệt của 2 trung bình tổng thể (Bảng 4.21 và 4.22) ta cũng thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ; khác biệt về nơi làm việc (Nhà máy); khác biệt về mức thu nhập và khác biệt về nơi cư trú cũng có tác động khác nhau đến ý định nghỉ việc của người lao động.

Do đó, các đề xuất trong nghiên cứu này sẽ xoay quanh các vấn đề có liên quan đến các nhân tố nói trên và sự khác biệt này, cụ thể như sau:

5.2.1 Tham gia vào việc ra quyết định

Tham gia vào việc ra quyết định là yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định nghỉ việc của người lao động trong Công ty (beta = +0,522). Theo Scott và các cộng sự (2003) với nghiên cứu “Thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia của

người lao động với sự hài lịng trong cơng việc, sự hợp tác của người lao động và ý định nghỉ việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hoa Kỳ ở Trung Quốc” thì nhân

tố Tham gia vào q trình ra quyết định có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng trong cơng việc dẫn đến sự gắn bó với tổ chức hơn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, quá

động làm tăng ý định nghỉ việc của người lao động trong Công ty (beta = +0,522). Đây là điểm mới nhất của đề tài so với các nghiên cứu có liên quan trước đây.

Dễ thấy, người lao động được tham gia vào q trình ra quyết định tại Cơng ty là thường là các nhân viên trẻ, năng động, giữ một số chức vụ nhỏ hoặc ít được trọng dụng tại Cơng ty và đối tượng này thường ít chịu được áp lực cơng việc cao. Khi tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với một số người lao động có ý định nghỉ việc thì họ cho rằng phúc lợi và các yếu tố đãi ngơ tại cơng ty khá ít nhưng họ lại phải làm khối lượng công việc khá cao, tham gia vào các quyết định của bộ phận và có thể những quyết định nêu trên ảnh hưởng một cách tiêu cực (áp lực) với họ. Chính vì thế làm tăng những suy nghĩ tiêu cực của nhân viên khi phải tham gia ra các quyết định cơng việc có liên quan đến mình (quyền lợi ít nhưng trách nhiệm cao và điều đó vơ tình tạo ra áp lực cho người lao động).

Chính vì thế, đối với người lao động mà mức thu nhập trung bình – thấp gắn với các chức vụ, vị trí đơn giản thì công ty cần cân nhắc việc cho họ tham gia ra quyết định. Các vấn đề quan trọng, có tính trách nhiệm cao thì nên giao phân tán cho các vị trí cao hơn. Đồng thời, Cơng ty có những giải pháp nhằm phân cấp lại giảm thiểu khối lượng cơng việc (giảm áp lực cơng việc), khuyến khích các đóng góp ý kiến của người lao động; lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ, mạnh dạn khen thưởng các ý kiến đóng góp và các đóng góp mang tính tích cực. Song song đó, cơng ty nên tìm hiểu thêm về mong muốn, sở trường, sở thích của người lao động, qua đó bố trí cơng việc phù hợp với họ, tạo điều kiện cho họ có cơ hội thử thách với lĩnh vực họ quan tâm.

Đồng thời, công ty nên thực hiện thiết kế lại công việc nhằm tránh sự lặp đi lặp lại, thiếu thách thức trong công việc. Tìm hiểu những nhiệm vụ, cơng việc buồn tẻ, lặp lại nhiều, gây bất mãn cho nhân viên trong cơng việc, nếu có thể tách những yếu tố bất mãn này ra thành một mảng riêng và giao cho một nhân viên khác hiểu rõ về vấn đề này thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công việc cũng như làm giảm thiểu sự khơng hài lịng trong lực lượng lao động.

Đối với vấn đề giao việc, trong Quý 1/2017, Ban giám đốc các nhà máy sẽ rà soát lại các danh mục các vấn đề giao quyền để cân nhắc việc giao quyền cho Người lao động.

5.2.2 Nhận thức được sự hỗ trợ nhóm

Hỗ trợ đội, nhóm là những phương thức tổ chức nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Phương thức này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hồn thiện bản thân mình trong quá trình tương tác. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan rã. Trong nghiên cứu này Nhận thức được sự hỗ trợ nhóm có tác động mạnh thứ 2 đến ý định nghỉ việc của người lao động trong công ty (Beta = -0.243) (sau yếu tố Tham gia vào việc ra quyết định).

Do đó, Cơng ty cần thực hiện các giải pháp như: tăng cường và đẩy mạnh việc xây dựng các nhóm làm việc (team working) theo một chủ đề, một dự án để tăng cường các mối quan hệ và trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng 1 đội, nhóm.

Hiện nay, các đơn hàng lẻ (chiếm khoảng 40% tổng đơn hàng) và các đơn hàng khác thường cần có sự phối hợp nhóm trong việc ra ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên nhóm để có thể thu thập thêm nhiều ý kiến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng của Công ty hơn.

Để xây dựng một nhóm làm việc ăn ý và thành cơng, Cơng ty phải chú trọng đến đào tạo kỹ năng làm việc nhóm của từng thành viên. Để có kỹ năng làm việc nhóm thì mỗi cá nhân phải được đào tạo và rèn luyện các kỹ năng mềm tối thiểu: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chất vấn, kỹ năng thuyết phục, sự tôn trọng, trợ giúp. Khi mỗi cá nhân trong nhóm hiểu được làm thế nào để đội nhóm làm việc thành công và được rèn luyện các kỹ năng mềm của bản thân mình tốt lên, thì đội nhóm sẽ trở thành một đội, nhóm thành cơng.

Vì vậy, các biện pháp là Công ty cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tập thể, các phong trào thi đua, picnic, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao,… mang tính đồng đội cao, nhằm qua các hoạt động này giúp kích thích rất lớn về mặt tinh thần hỗ trợ lẫn nhau giữa những người lao động.

Bên cạnh đó, do nam giới tại cơng ty có xu hướng nghỉ việc cao hơn, chính vì thế cơng ty nên có những hoạt động phong trào phù hợp cho nam giới như: tổ chức cuộc thi đá bóng, đánh bóng chuyền,… nhằm tăng cường tinh thần đồng đội cũng như sự gắn bó trong cơng việc của nhân viên với nhau.

5.2.3 Đồng nghiệp thân thiện

Đồng nghiệp thân thiện hay quan hệ với đồng nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong Công ty (Beta = - 0.099). Đo đó, Cơng ty cần xây dựng một mơi trường làm việc thân thiện, gần giũi hơn cho người lao động, giúp cho khơng khí Cơng ty lúc nào cũng thân thuộc, mọi người tâm tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của Công ty bằng các biện pháp: tạo điều kiện để người lao động có cơ hội xích lại gần nhau hơn bằng cách sắp xếp lại khơng gian nơi làm việc hợp lý, khuyến khích mọi nguời cùng ăn trưa hay tổ chức sinh nhật tập thể cho nhân viên. Các hoạt động tập thể này khơng chỉ giới hạn trong giờ làm việc. Khuyến khích các hoạt dộng tập thể bằng cách có thể sắp xếp dể tồn cơng ty tham gia vào các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện hoặc chơi thể thao cuối tuần.

Bên cạnh đó tăng cường hoạt đồn thể ở từng nhà máy. Qua đánh giá ở Chương 4 ta có thể thấy Nhà máy 1 và Nhà máy 3 người lao động có xu hướng nghỉ việc cao hơn, ngun nhân có thể do mơi trường quản lý, môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp,… đang có vấn đề tại hai nhà máy này. Chính vì thế cơng ty nên xem xét, rà sốt lại các chính sách đang áp dụng ở 2 nhà máy này có sự khác biệt nhiều so với Nhà máy 2 hay khơng?

5.2.4 Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng mạnh thứ 4 đến ý định nghỉ việc của người lao động trong Công ty (Beta = -0.099). Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố văn hóa tổ chức càng mạnh mẽ, càng được đề cao thì càng làm giảm ý định nghỉ việc của người lao động.

Thực tế cho thấy, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân nhiều năm qua đã nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để toàn thể người lao động thấun hiểu, chấp nhận. Văn hóa tổ chức càng được đề cao thì nội lực cơng ty

được tăng cường và tạo ra sức mạnh to lớn cho Cơng ty. Tuy nhiên, giá trị văn hóa của Đức Quân vẫn chưa thật sự rõ nét, gười lao động chưa có hiểu biết thấu đáo những giá trị văn hóa của cơng ty mình.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp là tạo ra một môi trường người lao động luôn tự hào về nơi làm việc, về chính sách, về uy tín,… của Cơng ty mình, giúp người lao động cảm thấy thoải mái và hài lịng khi sống và làm việc tại Cơng ty.

Kế hoạch trong năm 2017 của Ban Tổng giám đốc Công ty sẽ thuê một đơn vị tư vấn nhằm xây dựng các chiến lược về sản xuất kinh doanh, về nhân sự; trong đó có 1 phần việc khá quan trọng là từng bước xây dựng lối sống, cách cư xử, hình thức, phong cách lãnh đạo, quan hệ các cấp,… để từng bước xây dựng văn hóa Cơng ty – “Văn hóa Đức Quân” một cách rõ nét và mạnh mẽ hơn.

5.2.5 Các đề xuất khác

Đối với vấn đề: người lao động có thu nhập thấp có tác động đến Ý định nghỉ việc nhiều hơn người có thu nhập cao hơn. Do đó, Ban lãnh đạo Cơng ty cần xem xét lại mặt bằng chung về lương, thưởng và thu nhập. Đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện thu nhập ở nhóm có thu nhập thấp của Cơng ty bằng các biện pháp: vừa xem xét lại việc tính và tăng lương – thưởng theo mức sản phẩm lũy tiến, vừa tạo điều kiện cho người lao động tự chủ hơn trong vấn đề chọn ca, nhóm làm việc, tăng ca, để làm sao họ cảm thấy mức thu nhập là thỏa đáng.

Về vấn đề cư trú: người lao động ở nhà trọ có xu hướng nghỉ việc cao hơn các đối tượng cịn lại (nhà riêng hoặc nhà cơng vụ). Vấn đề này, Công ty nên xem xét mở rộng đối tượng được sử dụng nhà công vụ của Công ty; tăng cường xây dựng thêm nhà công vụ từ các nguồn quỹ phúc lợi hiện có của Cơng ty; tận dụng được lợi thế mặt bằng còn trống khá nhiều xung quanh các nhà máy. Giải quyết được các vấn đề này, người lao động sẽ cảm thấy được chăm lo nhiều hơn, an tâm trong chỗ ăn ở và sinh hoạt thì họ sẽ cống hiến nhiều hơn.

Về vấn đề người lao động có trình độ thấp có xu hướng chuyển đổi việc nhiều hơn đối tượng khác có trình độ cao hơn. Điều này, về lâu dài Công ty cần xem xét việc tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động như: Cơng ty mở các lớp cập nhật thêm kiến thức văn hóa, các kỹ năng sống,… cho các đối

tượng là người lao động có thâm niên, có cống hiến cho Cơng ty. Đồng thời, Công ty cũng nên xem xét việc hỗ trợ tài chính cho việc học thêm đối với các đối tượng thật sự có kỹ năng, tâm huyết,… được quy hoạch như tổ trưởng, chuyền trưởng, kỹ thuật máy,… nhằm phát triển và nuôi dưỡng lực lượng lao động nguồn và lực lượng lao động kế thừa hiện nay của Công ty. Thật sự trong hai năm qua, Cơng ty đã có th một nhân sự là giáo viên bản ngữ ở một cơ sở đào tạo ngoại ngữ tại Hà Nội để vửa tham gia hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Công ty và ban ngày và mở các lớp nâng cao tiếng Anh cho tồn thể cán bộ nhân viên Cơng ty theo danh sách đã đăng ký. Thực tế, các lớp này khá đông người tham gia, nhận được nhiều phản hồi tích cực của người lao động. Phát huy tính ưu việt của vấn đề này, Ban Giám đốc Cơng ty cũng đã có kế hoạch mở rộng thêm cho các lớp khác trong những năm sắp tớinhư: kỹ năng mềm, phổ cập kiến thức phổ thông,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý định nghỉ việc của người lao động, trường hợp công ty cổ phần đầu tư và phát triển đức quân (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)