.1 Kết quả thống kê các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiền mặt và giá trị doanh nghiệp, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 42 - 50)

Trung bình Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất

rit 0.068829 0.7054603 3.598226 -0.908 rit – RBit -0.0000102 0.3872395 2.927128 -1.48418 Cit 0.0352823 0.3118646 3.089577 -2.103638 Ci,t-1 0.2421815 0.3017706 2.58918 0.0002941 Eit 0.0147907 0.2332558 3.010754 -1.736628 NAit 0.1837076 0.8317725 5.746071 -8.720933 Iit -0.0017001 0.0848903 0.7354479 -1.232478 Dit -0.0041446 0.0777782 0.7160161 -0.5 Lit 0.4854408 0.2219252 0.9969661 0.0309225 NFit 0.0878192 0.6894455 8.0538 -7.785579 Nguồn: trích từ phần mềm Stata

Kết quả cho thấy, trung bình tỷ suất sinh lợi của 202 công ty nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2013 là 6.88%. Giá trị cao nhất tỷ suất sinh lợi trong mẫu nghiên cứu là 359.82% của cổ phiếu BMP trong năm 2009 khi thị trường phục hồi sau

khủng hoảng tài chính tồn cầu và các công ty được hỗ trợ lại suất 2%-4% từ gói kích cầu kinh tế. Đồng thời giá trị thấp nhất tỷ suất sinh lợi trong mẫu nghiên cứu đạt -90.80% của cổ phiếu S99 trong năm 2008 khi Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính tồn cầu.

TSSL vượt trội đo lường bằng chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi của danh mục, có giá trị trung bình đạt -0.001%. Giá trị cao nhất của tỷ suất sinh lợi vượt trội đạt 292,71% năm 2012 của cổ phiếu VPK và giá trị thấp nhất đạt -148,42% năm 2008 của cổ phiếu BMC.

Biến động tiền mặt có giá trị trung bình đạt 3.53%. Biến động tiền mặt tăng nhiều nhất là 308.96% năm 2009 tương ứng với cổ phiếu FMC và giá trị thấp nhất đạt -210.36% năm 2010 cũng với chính cổ phiếu trên. Trong nghiên cứu của Ruta Autukaite và Eric Molay (2011) thì tỉ lệ này đạt trung bình là -3% ở các cơng ty ở Pháp và đạt trung bình là 0.36% ở các công ty Mỹ trong nghiên cứu của Faulkender và Wang (2006).

Tỉ lệ số dư tiền mặt của năm trước đạt trung bình là 24.22%, tỉ lệ này đạt cao nhất là 258.92% năm 2012 ứng với cổ phiếu TPC và đạt thấp nhất là 0.03% năm 2008 của cổ phiếu SJD. Trong nghiên cứu của Faulkender và Wang (2006), thì tỉ lệ này đạt trung bình là 17.26% ở các cơng ty của Mỹ và đạt 14.5% ở các công ty Pháp trong nghiên cứu của Ruta Autukaite và Eric Molay (2011). Điều này cho thấy tỉ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty ở Việt Nam khá cao so với các công ty ở Mỹ và Pháp.

Tỉ lệ nợ trung bình trong mẫu nghiên cứu là 48.54%. Tỉ lệ này đạt cao nhất là 99.70% năm 2013 của cổ phiếu BHV và thấp nhất là 3.09% năm 2008 của cổ phiếu SAM. Trong khi đó tỉ lệ nợ của các cơng ty Mỹ trong nghiên cứu của Faulkender and Wang (2006) chỉ là 27.78%, và nghiên cứu của Ruta AUTUKAITE – Eric MOLAY (2011) là 20.1%. Nguyên nhân có thể là do thị trường Việt Nam là thị trường mới phát triển và phần lớn các công ty đều là các công ty tăng trưởng, do đó nhu cầu vốn là khá lớn, trong đó nguồn vốn vay sử dụng tương đối cao.

Ký hiệu các biến trong mơ hình và ký hiệu các biến từ kết quả phần mềm Stata có khác nhau về hình thức nhưng cùng tên gọi. Sau đây, tác giả tóm tắt các ký hiệu biến theo bảng 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2 Ký hiệu các biến trong mơ hình và ký hiệu các biến từ kết quả phần mềm Stata. Stt Ký hiệu biến trong mơ hình Ký hiệu biến từ kết quả phần mềm Stata Tên biến 1 Cit

detact Thay đổi tiền mặt

2 Ci,t-1 ct1 Số dư tiền mặt cuối năm t-1.

3 Cit*Ci,t-1

detactct1

Thay đổi tiền mặt x số dư tiền mặt cuối năm trước

4 Cit*Lit

detactlt Thay đổi tiền mặt x đòn bẩy thị trường

5 it

detaet Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

6 it

detanat Thay đổi tài sản ròng

7 it

detait Thay đổi chi phí lãi vay

8 Dit

detadt Cổ tức chi trả năm t – cổ tức chi trả năm t-1

9 Lit lt Đòn bẩy thị trường

10 NFit nft Tài trợ ròng

Dựa vào số liệu thu thập trong mẫu nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2013, tác giả trình bày biểu đồ giá trị trung bình các biến qua từng năm để thấy rõ sự biến động của các biến.

Hình 4.1 Mối tương quan giữa địn bẩy tài chính và nhu cầu tài trợ

Xem xét mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và nhu cầu tài trợ bằng trực quan được trình bày trong hình 4.1. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và nhu cầu tài trợ có mối tương quan cùng chiều trong năm 2009 – sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, ngun nhân chính là do trong năm 2009 các doanh nghiệp tận dụng được gói kích cầu kinh tế với lãi suất vay giảm 2%-4%, giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn chi phí thấp nên gia tăng địn bẩy tài chính và nhu cầu tài trợ. Tuy nhiên, sang các năm 2011 và 2012, thị trường tín dụng bị thu hẹp dẫn đến mối tương quan ngược chiều. Do tận dụng gói kích cầu kinh tế với lãi suất thấp, nên biến động chi trả lãi suất giảm trong năm 2009 và tăng lên

-0.100000 0.000000 0.100000 0.200000 0.300000 0.400000 0.500000 0.600000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình các biến từ 2008 đến 2013

trong năm 2010 và 2012, và giảm mạnh trong năm 2012 và 2013 theo đà giảm của tài trợ rịng.

Hình 4.2 Mối tương quan giữa tiền mặt và tài sản rịng

Hình 4.2 cho thấy sự thay đổi trong tài sản ròng biến động mạnh. Năm 2009, biến đồng tài sản ròng tăng cao nhất, tăng ít dần vào các năm sau đó. Đến năm 2013, biến động này bị âm nghĩa là tài sản rịng trong năm 2013 khơng những không tăng thêm mà cịn bị giảm đi so với năm trước đó. Đồ thị cịn cho thấy khi tài sản rịng có sự gia tăng mạnh vào năm 2009 thì tiền mặt cũng tăng nhẹ, nhưng khi sự gia tăng tài sản ròng càng giảm qua mỗi năm đặc biệc là từ năm 2011 thì có sự gia tăng mạnh mẽ trong dự trữ tiền mặt để tăng khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp. Biến động tiền mặt trong thời kỳ này khá phức tạp. Năm 2009, biến động

-0.100000 0.000000 0.100000 0.200000 0.300000 0.400000 0.500000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình các biến từ 2008 đến 2013

tiền mặt có hình gấp khú, tăng cao nhất và giảm lại trong năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011 rồi lại giảm trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 do ảnh hưởng của gói kích cầu kinh tế.

Hình 4.3 Tỉ suất sinh lợi vượt trội

TSSL vượt trội giảm vào năm 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng, hầu như không đổi cho đến năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2013.

-0.000080 -0.000070 -0.000060 -0.000050 -0.000040 -0.000030 -0.000020 -0.000010 0.000000 0.000010 0.000020 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình biến TSSL vượt trội từ 2008 đến 2013

Hình 4.4: Mối tương quan giữa biến động tiền mặt, biến động lợi nhuận và chi trả lãi vay.

Hình 4.4 cho thấy sau đợt khủng hoảng kinh tế, tận dụng gói kích cầu kinh tế nên chi phí sử dụng vốn thấp làm cho lợi nhuận bình qn của cơng ty tăng, biến động tiền mặt cũng tăng mạnh vào năm 2009. Tình hình kinh tế trở nên khó khăn do có sự thắt chặt tín dụng làm cho biến động lợi nhuận giảm dần và biến động tiền mặt cũng giảm theo. Biểu đồ cho thấy tốc độ gia tăng trong lợi nhuận đồng biến với tốc độ gia tăng trong tiền mặt. Một điều lạ là mặc dầu tốc độ tăng lợi nhuận càng lúc càng giảm nhưng tốc độ gia tăng chi trả cổ tức lại có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2011 và giảm năm 2012 và 2013.

-0.100000 -0.050000 0.000000 0.050000 0.100000 0.150000 0.200000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị trung bình các biến từ 2008 đến 2013

Hình 4.5: Giá trị thị trường vốn cổ phần

Hình 4.5 cho thấy giá trị thị trường vốn cổ phần cao nhất vào năm 2007, trước khủng hoảng kinh tế và chạm đáy ngay tâm điểm của cuộc khủng hoảng, sau đó cũng cho thấy khơng có dấu hiệu khả quan, chỉ bắt đầu phục hồi vào năm 2013.

4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Ma trận tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình đo lường ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt đến giá trị công ty, kết quả được trình bày trong bảng 4.3. 000 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị thị trường vốn cổ phần trung bình từ 2007 đến 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiền mặt và giá trị doanh nghiệp, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)