3.1. Truyền bá những yếu tố tích cực của văn minh Thái Tây
3.1.3. Xây dựng ý thức cộng đồng
Như các mục trên chỉ rõ, nhiệm vụ canh tân văn hóa văn học của Tự lực văn đồn được nhìn thấy trước hết trong việc cổ súy cho cái tơi cá nhân và tinh thần dân chủ - đó là hai bước tuần tự để đi đến một nấc cao hơn: xây dựng ý thức cộng đồng. Sau khi khẳng định được mình như một tiếng nói độc lập (khẳng định cái tôi cá nhân), mỗi con người đồng thời ý thức được việc tơn trọng những cá nhân khác, vì cộng đồng bao gồm nhiều cá thể khác biệt nhau, không cá thể nào được xâm phạm quyền lợi riêng tư của cá thể khác (tinh thần dân chủ), sẽ dẫn đến một hệ quả: cộng đồng ấy phải thống nhất được quyền lợi chung, một cách công khai và công bằng. Vậy ý thức cộng
đồng là cái mà mỗi cá nhân nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức,
mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội công bằng, bác ái, văn minh. Đây là khâu khó khăn nhất đối với nhân loại nói chung, và càng khó khăn hơn đối với cộng đồng Việt Nam, như Phan Châu Trinh từng ta thán: “Xã hội luân lý thật nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lý thì người mình cịn dốt nát hơn nhiều.” [172, tr.492]. Để giải thích sự thiếu vắng “xã hội luân lý”, thực chất là thiếu vắng “ý thức đoàn thể”, “ý thức cộng đồng” này, nhà khai sáng chỉ ra nguồn gốc sâu xa đã có từ trong lịch sử tư tưởng Nho giáo, khi chữ “bình thiên hạ” (tức “làm yên xã hội”) được hiểu như mỗi cá nhân, gia đình, dịng họ giành giật đặc quyền đặc lợi về mình, “đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thơi”. Từ “tầng lớp thượng lưu”, “học trò Tây học”, “người ở vườn” đều “ham quyền tước”, “khơng trọng cơng ích”, dẫn đến cả xã hội “khơng thể nảy nở tư tưởng cách mạng”. Muốn cho dân tộc lớn mạnh, Phan Châu Trinh kêu gọi xã hội cần đoàn kết, “nhiều tay làm nên bộp”, “có cơng đức biết giữ lợi chung”, và điều đó cũng sẽ là con đường dẫn đến lấy lại được tự do độc lập cho nước nhà. Để chốt lại, ông viết: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đồn thể. Mà muốn có đồn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.” [172, tr.495]. Từ “xã hội chủ nghĩa” được nhà cách mạng Duy Tân nhìn như một mơ hình lý tưởng của một xã hội cơng bình, văn minh, ở đấy con người hiểu biết, cảm thơng nhau và cùng nhau tiến bộ, nhà nhà giàu có, quốc gia phú cường.
Trên đây là những luận điểm chính của bài diễn thuyết nổi tiếng “Đạo đức và luân lý Đông - Tây” của cụ Phan Châu Trinh tại Sài Gòn ngày 19/11/1925, gây một tiếng vang lớn thời bấy giờ, được Tự lực văn đoàn sau này lấy làm kim chỉ nam trong cơng cuộc canh tân văn hóa, văn học của mình. Điều ấy được thể hiện trong Tơn chỉ và hoạt động xã hội của văn đoàn, trong Mười điều tâm niệm của Hoàng Đạo, trong sáng tác văn chương, rõ nhất của Khái Hưng, Nhất Linh.
Trong tơn chỉ của mình Tự lực văn đoàn xác định lấy văn chương phụng sự cho một cộng đồng đơng đảo người bình dân (điều 3, 4, 6) đem đến cho cộng đồng đó “những sách có tư tưởng xã hội”, “chú ý làm cho người và xã hội ngày một hay hơn” (điều 2). “Những sách có tư tưởng xã hội” khơng phải gì khác hơn là những tác phẩm, như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Nửa chừng xuân, Con đường sáng... hướng con người đến
quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân và cộng đồng, để cho “người và xã hội ngày một hay hơn”, biết cư xử đẹp đẽ với nhau. Hoàng Đạo - lý thuyết gia của Tự lực văn đồn, thay mặt anh em đồng chí mình, triển khai lý thuyết dân chủ, nhân quyền của Phan Châu Trinh một cách có hệ thống và tồn diện hơn, bổ sung những hiểu biết về Tây học và luật học. Trong Mười điều tâm niệm ta bắt gặp tư tưởng của Phan Châu Trinh nhiều nhất ở Điều tâm niệm thứ tư: Làm việc xã hội và Điều tâm niệm thứ tám:
Cần sự nghiệp không cần công danh. Ở Điều tâm niệm thứ tư, Hoàng Đạo phê phán
đầu óc vị kỷ chỉ nghĩ đến thân danh, gia đình, họ hàng, làng xóm, mà khơng có tinh thần xã hội rộng rãi, “bằng chân như vại”, “công việc xã hội tuyệt nhiên khơng có”. Ơng chỉ ra “đời của cá nhân” hôm nay cần hiểu đã “cao hơn một bậc”, là “đời của đoàn thể”, “đoàn thể hiểu theo nghĩa rộng”. “Cá nhân” đương giải phóng, cá nhân đương thốt ly những chế độ bó buộc lùa người ta đi vào con đường nhỏ, hẹp, bùn lầy. “Cá nhân” cần phải tự mình kết đồn, gom tài gom sức để cùng đưa nhau đến thế giới rộng rãi của khoa học.” [256]. Trong Điều tâm niệm thứ tám, ông hướng con người trẻ tuổi đến việc tẩy trừ óc chuộng hư danh, cần xây dựng sự nghiệp bằng cách làm điều có ích cho người chung quanh: “Không bao giờ ta nên để công danh lên trên tất cả mọi sự, trên cả nhân phẩm, trên cả luân lý, như nhiều người tự xưng là thượng lưu trong xã hội ta. Ta phải để hết tâm trí đến sự nghiệp. Ta phải chăm nom vun sới cho sự nghiệp của ta, ta sẽ được hưởng cái lạc thú vơ song của một đời có ích cho người chung quanh.” [256].
Với những chủ trương như thế, ta thấy hàng loạt nhân vật của Tự lực văn đoàn đã thể hiện băn khoăn về lý tưởng xã hội. Những chàng Duy (Con đường sáng), chàng Dũng (Đoạn tuyệt, Đôi bạn), những anh Cảnh, cô Hảo, ông Thanh Đức (Băn khoăn)... đều là những người sống trong cảnh an nhàn phú quý nhưng không lúc nào thơi băn khoăn về việc mình sống như thế nào, cái cuộc đời riêng ấy liệu có ích gì cho đời sống chung xã hội. Thật ra, không phải đến lúc tham gia Tự lực văn đoàn Nhất Linh mới suy tư về con người có ý thức về cộng đồng, về dân tộc. Ngay từ những tác phẩm đầu tay như Người quay tơ, Làm gì mà băn khoăn thế, Giấc mộng Từ Lâm, ta đã thấy Nhất Linh đã để cho nhân vật của mình (ơng tú Xn Nghi, Trần Lưu) cứ loay hoay trước lẽ sống, như chính ơng đang loay hoay, khơng phải tìm kế sinh nhai, mà tìm một phương thức hữu hiệu phụng sự đời sống của cộng đồng, sửa đổi xã hội cho tốt đẹp lên. Giấc
mộng Từ Lâm chính là tiềm thức của những hoạt động xã hội sau này của Nhất Linh,
như nhà Ánh sáng của Tự lực văn đoàn, rồi được nối tiếp trong Con đường sáng của Hoàng Đạo, Băn khoăn của Khái Hưng.
Dũng trong Đôi bạn khơng chấp nhận lối sống mịn mỏi quẩn quanh, chỉ lo cho cái hạnh phúc bé mọn, chàng tham gia bãi khóa, bỏ học, giao lưu với những người có hành tung khơng được xã hội chấp nhận như Thái, Tạo và bản thân bắt đầu băn khoăn về lẽ sống cao cả hơn. Dũng của Đoạn tuyệt đã từ bỏ gia tài thừa kế, rời gia đình phú quý ra đi. Chàng trai từng sở hữu cả một trang ấp Quỳnh Nê bờ xôi ruộng mật giờ đây trở thành kẻ du thủ du thực, đổi từ nhà trọ này sang nhà trọ khác nhỏ hơn. Chàng nói: “Khơng cửa, khơng nhà, nay đây mai đó, chính thân tơi, tơi cũng khơng biết sau này ra sao nữa. Tơi chỉ có bạn chứ khơng có gia đình nào nữa.” [229, tr.10]. Cuộc sống giàu sang xưa không làm chàng vui, cuộc sống bần hàn nay chàng thấy vui và đẹp: “Gia tài không chia cho tôi, đã đành vậy, nhưng tôi lấy cái nghèo tự lập, mình làm mình sống của tơi là vinh dự lắm. Đời cịn vui, còn đẹp chán. Mà ở đời phải vui mà sống để làm việc can gì phải để tâm những việc nhỏ nhen.” [229, tr.19]. Chàng đi đâu, làm gì khơng ai rõ, thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ thấy rằng không phải “đi làm ăn”, bởi mỗi lần gặp lại, ta thấy chàng chẳng phong lưu gì hơn, thong dong gì hơn, thậm chí thân mang thương tích vì tai nạn dọc đường, chàng vẫn lao vào đêm tối, tiếp tục con đường mưa gió. Rõ ràng những con người như thế mang dáng dấp của một thời “Một giã gia đình một dửng dưng”, “Chí lớn chưa về bàn tay khơng”. Những Thái, Tạo, Dũng trong Đôi bạn, Phạm
Thái, Trần Quang Ngọc, Lê Báo trong Tiêu sơn tráng sĩ cho ta thấy sự phản kháng xã hội là một điều không tránh khỏi, và những con người này cũng khó thốt khỏi số phận bi đát trong những biến loạn của lịch sử. Và trong biến loạn ấy, số phận của chính những trụ cột Tự lực văn đoàn (Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo) cũng bi đát không kém. Nhưng tên tuổi của họ từ đây được biết đến, như một phản tỉnh về ý thức cộng đồng, vì một xã hội nhân bản hơn trong tương lai.
Tự do cá nhân - tinh thần dân chủ - ý thức cộng đồng là những bước kế tiếp nhau
trong cương lĩnh khai sáng của Tự lực văn đoàn. Tất cả các bước ấy đều liên quan đến từ “thức tỉnh”: thức tỉnh để đạt được tự do cá nhân, thoát ra khỏi sự ràng buộc, xếp đặt, bảo trợ của gia đình và xã hội; thức tỉnh để đem lại cho mình tinh thần tự trị, thấy mình ngang bằng với mọi người và mọi người ngang bằng với mình, cùng tuân theo
luân lý xã hội một cách tự giác; thức tỉnh để sống hài hòa giữa quyền lợi riêng và chung, cùng cộng đồng lớn mạnh, phú cường. Bằng cách xây dựng những xung đột căn bản và xây dựng những tính cách vừa điển hình cho xung đột đó, vừa đầy cá tính sáng tạo, Nhất Linh đã thức tỉnh nơi người đọc những suy tư về con người tự do, con người tự trị, con người phản tư, tức “phản tỉnh”, suy nghĩ về bản thân và môi trường xung quanh, tự tin thiết kế cuộc đời mình, để tiến tới con người có năng lực tham dự vào cơng việc xã hội, quốc sự một cách tích cực.
Thức tỉnh thường đi ra từ tư tưởng. Tất cả các cuộc canh tân hay cách mạng đều xuất phát từ tư tưởng. Nếu như Jean-Jacques Rousseau trong Khế ước xã hội cho rằng
“cần có một ý chí phổ qt bao trùm” mà tất cả phải đặt mình dưới nó, dẫn đến việc ai đoạt được ý chí bao trùm ấy thì đoạt được quyền quyết định, thì John Locke cho rằng ý chí phổ qt bao trùm là liên minh tất cả ý chí của từng cá nhân. Hai quan điểm này dẫn đến sự khác nhau của kết quả “dân chủ” ở mỗi cuộc cách mạng Pháp và Mỹ, cũng dẫn đến hiện trạng “dân chủ” khác nhau ngày hôm nay trên thế giới. Chắc hẳn mong mỏi của Phan Châu Trinh, Nhất Linh là một nền dân chủ thật sự và tuyệt đối, khi ý chí phổ quát là liên minh tất cả ý chí của từng cá nhân, mỗi cá nhân sẽ sống hài hòa trong sự vận hành của cộng đồng.