Những xung đột nghệ thuật phổ biến trong tiểu thuyết giai đoạn trước

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 124 - 125)

4.1. Khám phá những xung đột nghệ thuật mới

4.1.1. Những xung đột nghệ thuật phổ biến trong tiểu thuyết giai đoạn trước

Thời phong kiến, với quan niệm đề cao con người chức năng, con người đạo lý, văn học trung đại chủ yếu thể hiện những xung đột về phẩm chất đạo đức, qua đó thực hiện chức năng “giáo huấn”. Trong các truyện thơ Nơm (thể loại có thể được xem như một thứ “tiểu thuyết” bằng thơ đặc thù của người Việt), độc giả thấy hiện lên rõ rệt hai xung đột chính: xung đột thiện - ác gắn liền với sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật là chính diện và phản diện (Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống Trân - Cúc Hoa, Thoại Khanh -

Châu Tuấn…) và xung đột giữa “tình” và “hiếu” (Truyện Kiều)… Trong những xung

đột ấy, như một lẽ tất yếu, thiện luôn thắng ác và “hiếu” ln nặng hơn tình. Do quan tâm thể hiện loại xung đột này, màu sắc ln lí trong các tác phẩm ln ln nổi bật. Tiểu thuyết đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục kiểu xung đột ấy. Hồ Biểu Chánh nhiều khi đưa vào tác phẩm những đoạn giảng giải, bàn luận dài dịng về ln lí (Cay đắng mùi đời,

văn biền ngẫu và ngôn ngữ giáo huấn. Nghĩa là, thời trung đại tuy đã qua, nhưng theo quán tính, văn học vẫn tiếp tục “quyến luyến” với những xung đột cũ: một bên là lý trí, bổn phận với một bên là tình cảm, khát vọng; một bên là lợi ích cộng đồng (cái chung) với một bên là lợi ích cá nhân (cái riêng) mà chiến thắng nghiêng hẳn về các đối tượng thuộc vế thứ nhất. Nhưng vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, thế giằng co phức tạp giữa hai vế đã xuất hiện cùng với những hình tượng nhân vật mới. Lê Nương trong Nho

Phong của Nguyễn Tường Tam là một ví dụ. Nàng là hình ảnh của người phụ nữ trong

buổi giao thời giữa truyền thống và hiện đại: cam phận, chịu đựng nhưng có lúc dám phản ứng lại cuộc hơn nhân dàn xếp; trong khi mơ ước được thấy một lọng vàng vinh quy bái tổ như mọi người đàn bà truyền thống thì vẫn chủ động gánh vác trách nhiệm ngoài đời như một phụ nữ văn minh, tân tiến.

Bên cạnh những xung đột cơ bản trên, tuy không phổ biến, nhưng lại dự báo trước tiềm năng đổi mới của văn học, là sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các yếu tố “bất quy phạm” bên cạnh cái “quy phạm”, khiến cái bất quy phạm đang ở vị trí “ngoại biên” chuyển dần vào vị trí “trung tâm” của đời sống văn học, ví dụ vấn đề về giới, sự thay đổi trong quan niệm về đấu tranh giai cấp, giàu - nghèo…, những cái mà Nhất Linh cùng các đồng sự trong văn đoàn sẽ kịp nhắm đến, chuyển thành những xung đột cơ bản của thời đại mình, cho thấy sự tinh nhạy nắm bắt xu thế phát triển của những mối quan hệ mới, những vấn đề mới được nảy sinh trong tiến trình lịch sử văn hóa - văn học dân tộc. Cách chuyển biến xung đột như thế cũng chính là hệ quả của việc đổi mới tư tưởng nhằm canh tân văn học văn hóa, thơng qua thể loại tiểu thuyết. Điều này sẽ được làm sáng tỏ hơn ở những mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w