4.3. Hình thành ngôn ngữ tiểu thuyết mới
4.3.3. Ngôn ngữ thể hiện nội tâm
Con người trong văn học Việt Nam trung đại chưa có ý thức về đời sống cá nhân nên nói chí nói tâm cũng chung chung, ước lệ. Đến đầu thế kỉ XX, với việc khẳng định con người cá nhân, coi nó như một cá thể độc lập thì chiều sâu thế giới nội tâm mới thực sự được khám phá. Là một tiểu thuyết gia hiện đại, tất yếu Nhất Linh phải quan tâm đến phương diện nghệ thuật này. Trong phần 3.1. luận án chúng tôi đã khảo sát xem tiểu thuyết của ông, khi thực hiện nhiệm vụ canh tân văn hóa, văn học đã khám phá và khẳng định cái tơi cá nhân như thế nào qua việc miêu tả nội tâm nhân vật. Phần dưới đây sẽ cụ thể hóa việc nhà văn sử dụng ngôn ngữ để mô tả những trạng thái tinh vi nhất của tâm hồn con người, không chỉ tồn tại ở dạng ý thức mà cịn cả tiềm thức và vơ thức. Thế giới nội tâm đó được Nhất Linh biểu đạt bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Thiên nhiên như một thứ ngôn ngữ đặc biệt miêu tả nội tâm. Nhiều khi nhà văn trình bày thiên nhiên như đối tượng quan sát và rồi thiên nhiên ấy tan nhanh vào cảm giác nhân vật, chứ khơng cịn là cái nhìn bên ngồi của người trần thuật nữa. Trở lại với
loạt ví dụ ở phần 4.3.3.1. ta thấy mỗi cảnh ở đây đều gắn với tâm trạng của nhân vật. Cảnh trong Nắng thu: “Ánh nắng thu phấp phới trên lá cây rung động, cơn gió heo may thoảng qua trải trên mặt ao trong yên lặng một làn sóng gợn lăn tăn trắng”, nó được nối tiếp theo ngay sau đó là câu: “Phong có cái cảm tưởng tê mê, đã sống trong một phút thần tiên, sáng láng - chàng tê mê, khơng muốn nói một lời” (tr.262). Cậu trai trẻ trở về quê lần này để được gặp người con gái mình thầm nhớ thương, suốt hơm trước cứ bồi hồi tưởng nhớ qng thời thơ ấu bên nhau và ngóng nhìn sang phía nhà nàng, mong phút tao ngộ, và đột nhiên nàng xuất hiện. Vế đầu tả một thiên nhiên đầy xao động, đầy phấp phỏng mong chờ: nắng là nắng thu phấp phới, gió là gió heo may, sóng là sóng “gợn lăn tăn trắng” - một thiên nhiên của tâm trạng con người.
Cảnh trong Bướm trắng: “Lòng chàng lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi thơ trong sáng: khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau riếp xanh thắm, những luống thìa là lá đỏ như sương mù và hơm nào trời nắng, những mầm đậu hòa lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột. Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng, những con bướm rất xinh ở đâu bay về” (tr.146). Ngay trước đó là cảnh Trương gặp ác mộng, thấy mình bị Thu đâm. Nỗi ám ảnh thường trực trong chàng là một tội ác đáng bị trừng phạt: lừa tình cảm của cơ gái trong sáng. Bướm trắng
là sự tiếp thu có sáng tạo đề tài Tội ác và Hình phạt và bút pháp miêu tả tâm lý của F. Dostoievsky, thể hiện tâm lý phức tạp của “kẻ song trùng” Trương. Tỉnh dậy sau cơn sốt nóng và ác mộng, chàng trai chợt nhớ về những gì đẹp đẽ nhất trong đời mình, tựa như Chí Phèo sau cơn ốm, lần đầu lắng tai nghe âm thanh cuộc sống xao động, thấy tha thiết một cuộc đời bình dị và yên lành. Với Trương đó tuổi thơ trong sáng, khu vườn của người mẹ hiền tần tảo, với bao màu sắc xôn xao nhẹ nhàng của cỏ cây, bướm trắng… Và ta biết, khi thiên nhiên ấy vẫn ám ảnh, vẫn lần về trong kí ức, hẳn trong nhân vật cái phần thiên lương đang trỗi dậy, giằng co với những toan tính thấp kém.
- Ngôn ngữ nhân vật thể hiện nội tâm. Bằng việc xác lập tính khách quan của người trần thuật như đã trình bày ở chương 3, ở tiểu thuyết Nhất Linh đã có một sự tách bạch rõ ràng giữa ngôn ngữ người trần thuật với ngôn ngữ nhân vật. Nếu ngôn ngữ người trần thuật là kể và tả thì ngơn ngữ nhân vật là đối thoại và độc thoại nội tâm. Qua hai hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã xây dựng những nhân vật có tính cá thể hóa cao với cá tính độc đáo và một thế giới nội tâm phong phú.
Nếu hiểu đối thoại là “lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói trước” [66, tr.186], cịn độc thoại nội tâm là “lời phát ngơn của nhân vật nói với chính mình, thực hiện trực tiếp q trình tâm lí nội tâm, mơ phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dịng chảy trực tiếp của nó” [144, tr.336] thì đối thoại là hướng về người khác để trao đổi, giao tiếp và độc thoại là hướng về mình, nói với chính mình và khơng nhằm mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, khi tìm hiểu ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh qua hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm, có một điều thú vị là trong ngơn ngữ đối thoại của các nhân vật có độc thoại và ngược lại, trong độc thoại lại có đối thoại. Với sự độc đáo này, Nhất Linh đã thể hiện được một cách sâu sắc thế giới nội tâm của các nhân vật cùng những trạng thái vi tế nhất không chỉ tồn tại ở dạng ý thức mà cịn cả tiềm thức và vơ thức.
Độc thoại trong đối thoại hiện ra dưới hình thức nhân vật nói với người khác
nhưng khơng phải để giao tiếp mà “chỉ cốt cho một mình mình nghe”, qua đó thể hiện những suy nghĩ, trăn trở và dằn vặt của chính mình. Đó là lời dỗ con của Nhung sau khi nàng bắt đầu nhận thấy “tâm hồn mình đang rạo rực” trước cái nhìn đăm đăm của ông giáo Nghĩa: “- Con tơi hơm nay quấy q khơng được ngoan ngỗn. Nhung nhận thấy câu nói đó chỉ vào mình rất đúng: nàng tình cờ mượn câu mắng u con để tự trách mình.” [230, tr.189]. Đào Đức Dỗn trong bài viết “Đối thoại và độc thoại trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh” đã thống kê được trong Bướm trắng có 5 lần lời đối thoại có tính chất độc thoại. Đặc sắc nhất là lần Trương đối thoại với Mùi: “Nếu anh ngủ với Thu như ngủ với Mùi, rồi thôi, mai không nghĩ đến nữa, hết yêu, như vậy có lẽ đểu giả thật - thiếu gì người đểu giả như thế - đểu giả nhưng tội khơng lấy gì làm to lắm vì hành vi ấy rất thường có. Đằng này khơng, anh lấy nó là u để đánh lừa người ta một cách khoái trá và muốn kéo dài cuộc lừa dối ấy ra mãi để cho mình vui thích” [233, tr.171]. Đoạn văn trên là đoạn Trương đang tự thú với Mùi - một cô gái làng chơi. Về hình thức, đây là đối thoại giữa hai người nhưng thực chất đây là lúc Trương đang nói với chính mình. Chàng nói trong lúc say, nói mà khơng cần biết Mùi có nghe khơng, hiểu khơng. Chàng nói để tự phân tích tình u của mình với Thu, nói để tự vấn lương tâm mình trước tình yêu ấy. Tất cả cho thấy một nội tâm với những giằng xé, đau khổ nhưng cũng chân thành qua lời đối thoại mang tính chất độc thoại đặc sắc.
Hình thức đối thoại trong chính những lời độc thoại cũng quan sát thấy nhiều trong tiểu thuyết Nhất Linh, rõ nhất qua nhân vật Trương. Đây là nhân vật tiêu biểu cho kiểu nhân vật khơng trùng khít với chính mình, là một tiểu-Raskolnikov với sự phân đơi nghiệt ngã: bế tắc kiệt cùng và không ngừng hy vọng, ti tiện và cao thượng, tính tốn và khống đạt. Để thể hiện rõ sự phân mảnh này ở Trương, Nhất Linh đã dùng hình thức đối thoại trong độc thoại, nghĩa là tác giả để cho Trương tự ý thức về mình qua những đấu tranh, giằng xé giữa hai nửa tốt - xấu. Hãy thử phân tích suy nghĩ sau đây của Trương: “Giờ ta thử tưởng tượng xem. Ta yêu một người con gái, người ấy… ăn cắp tiền của một hiệu lấy vé tàu đi tìm mình… chắc mình vẫn u. Mình chỉ hết u khi nào cơ ta phụ mình hay khơng dám ăn cắp tiền… Vậy Thu vẫn u mình. Có khi u mình hơn vì Thu kiêu ngạo lắm… Chẳng có gì mà sợ, chết cũng chẳng sợ lại còn sợ một việc cỏn con” [233, tr.145]. Dòng suy tư cho thấy Trương đang đối thoại với mình trong khi tưởng tượng trò chuyện với Thu. Chàng nghĩ đến phản ứng của Thu nếu biết mình ăn cắp tiền vì nàng, rồi chuyển sang suy nghĩ về nỗi sợ hãi khi ra tay hành động, và rồi phân vân, do dự… Sự đối thoại trong độc thoại này cho thấy cuộc đấu tranh của Trương trong thời khắc chàng đối diện với cái xấu và cái tốt, giữa sự bế tắc và niềm hy vọng. Điều này cũng cho thấy, Trương chưa hoàn toàn sa ngã.
Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong q trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nó. Với hình thức độc thoại nội tâm thuần túy là những “ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời của nhân vật”, Nhất Linh sử dụng hàng loạt những từ ngữ thể hiện những tín hiệu báo trước như ngẫm nghĩ, nghĩ thầm… để qua đó miêu tả nội tâm của nhân vật. Khảo sát ba tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, thống kê số lần Nhất Linh dùng từ “nghĩ” để miêu tả những diễn biến bên trong nhân vật, kết quả là có tất cả 494 lần: Đoạn tuyệt 157 lần, Lạnh lùng 128 lần, Đôi bạn 209 lần. Đặc biệt hơn, trong số những từ miêu tả suy nghĩ thì từ “ngẫm nghĩ” được dùng nhiều nhất. Riêng với các nhân vật chính, Nhất Linh đã để họ “ngẫm nghĩ” 44 lần: Loan trong Đoạn tuyệt 9 lần, Nhung trong Lạnh lùng 14 lần, Dũng trong Đôi bạn 21 lần. Với hình thức độc thoại nội tâm này, Nhất Linh đã thể hiện được khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của các nhân vật là những con người của những trăn trở, suy tư và khát vọng về tình u, tự do và lí tưởng.
ngơn ngữ gián tiếp (ngôn ngữ thiên nhiên), ngôn ngữ trực tiếp (ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật) để miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật. Các nhân vật của Nhất Linh là những cá nhân tự do nhưng cũng là những cá nhân đang trong cuộc đấu tranh với xã hội và với chính mình để tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa của sự sống. Cuộc đấu tranh ấy là một hành trình với những phức tạp, hỗn loạn, hoang mang khiến họ phải nếm trải những thất bại và đứng trước nguy cơ có thể đánh mất chính mình. Họ chính là những nhân vật của tiểu thuyết - những nhân vật hiện đại, theo quan niệm Thái Tây: có cá tính, có tiếng nói riêng của mình. Nó hiện ra khơng như một cái gì đó bất biến, đã định hình xong xi về tính cách và ổn định về số phận, mà phải bước vào diễn trình biện chứng, hợp với quy luật phát triển nội tại của đời sống xã hội và con người.
Tiểu kết chương 4
Trên cơ sở của các chương trước, ở chương 4 này luận án phân tích, đánh giá những gì tiểu thuyết Nhất Linh làm được, như thành công và kết quả cuối cùng của ông khi tiến hành hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học. Hệ quả là, khi xác định cần đổi mới tiểu thuyết như là một cơng cụ hiệu quả cho việc truyền bá văn hóa mới, tiểu thuyết Nhất Linh đã thật trở thành một loại tiểu thuyết mới theo hướng hiện đại hóa về mọi phương diện nội dung và hình thức: khám phá những xung đột nghệ thuật mới, xây dựng những hình tượng nhân vật mới và hình thành một ngơn ngữ của tiểu thuyết mới. Cụ thể đó là:
1. Một loại tiểu thuyết với đề tài và xung đột mới. Bằng việc xây dựng những
xung đột nghệ thuật mới như xung đột gia đình - loại xung đột đánh dấu bước chuyển của thời đại, khi mà vấn đề quyền sống của con người đang trở nên nóng bỏng và cấp thiết trên diễn đàn xã hội; xung đột cá nhân - xã hội, cá nhân với chính mình - là những kiểu xung đột mà tiểu thuyết hiện đại cần phải có để khám phá hiện thực cuộc sống và con người phức tạp.
2. Một loại tiểu thuyết với các hình tượng nhân vật mới mẻ, mang hình dáng và phẩm chất con người văn hóa mới. Cùng với những xung đột nghệ thuật mới, tiểu
thuyết Nhất Linh thành công trong việc khám phá ra những hình tượng nhân vật mới như nhân tố mới, con người văn hóa của một thời đại mới, có thế giới quan, nhân sinh quan và thế giới thẩm mỹ mới, tích cực và tiến bộ hơn những con người của nền văn
hóa cũ.
3. Một loại tiểu thuyết với một ngôn ngữ văn học hiện đại. Cùng với xung đột
nghệ thuật mới, hình tượng nhân vật mới, đây là loại tiểu thuyết có là ngơn ngữ đạt đến trình độ cao của nghệ thuật, được thể hiện qua sự đa dạng hóa bè ngơn ngữ, ngơn ngữ tạo hình và thể hiện nội tâm, làm cho tác phẩm của Nhất Linh thật sự sinh động, có sức thuyết phục, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ cho người đọc.
4. Một loại tiểu thuyết vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa giàu tính nhân loại, tính hiện đại. Thành cơng của tiểu thuyết là dựa trên sự tiếp thu có sáng tạo di sản tinh thần
dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc thành tựu nghệ thuật phương Tây.
5. Một loại tiểu thuyết đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu “khai dân trí” cho độc giả mới, một loại độc giả mà Tự lực văn đoàn đang hướng
KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh
tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đồn, chúng tơi đi đến những khẳng định sau:
1. Trình độ và bản lĩnh của Tự lực văn đoàn trong cuộc đối thoại liên văn hóa cho phép họ tiến hành cuộc canh tân văn hóa - văn học: Xuất hiện vào những năm 30
thế kỷ XX và hoạt động trong vòng trên dưới mười năm, Tự lực văn đồn đã chứng tỏ là nhóm cải cách văn hóa - xã hội đầu tiên và duy nhất của nền văn học Việt Nam từ trước đến nay. Nhất Linh và các cộng sự đã chứng tỏ được mình là những nhà văn hóa có đủ trình độ, có đủ bản lĩnh để có thể tự tin bước vào cuộc đối thoại liên văn hóa Đơng - Tây, truyền thống - hiện đại, có khả năng định hướng cho một dịng chảy của văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, họ hồn tồn đủ tư cách nhận lấy gia sản tinh thần của các nhà khai sáng tiền nhiệm để chính danh tiến hành cuộc canh tân văn hóa - văn học Việt Nam giai đoạn gia tốc hiện đại hóa 1930 - 1945 và hoạch định những kế sách lâu dài cho đời sống tinh thần dân tộc - đó là tổng hợp văn hóa hướng tới tinh thần hiện đại.
2. Hướng tiếp cận liên văn hóa là phương cách hiệu quả cho nghiên cứu tiểu thuyết Nhất Linh trong việc hiện thực hóa các chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đồn: Chọn khảo sát sáng tác văn học trong trường nhìn gắn kết
với văn hóa, đặt đối tượng trong bối cảnh hội nhập có tính tồn cầu hiện nay đã cho thấy tiểu thuyết Nhất Linh có giá trị lớn lao như một thứ công cụ nghệ thuật nhằm đổi mới hiện thực xã hội. Tìm hiểu đối tượng dưới góc độ này khơng đơn thuần là xem xét khía cạnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm mà cịn phải nhìn ra mối quan hệ chặt chẽ của