4.3. Hình thành ngôn ngữ tiểu thuyết mới
4.3.2. Ngôn ngữ tạo hình
Một trong những nét khác biệt cơ bản của ngôn ngữ văn chương trung đại và văn chương hiện đại là tính tạo hình. Ở văn học trung đại với quan niệm triết học phương Đông “thiên địa vạn vật nhất thể”, thiên nhiên cũng như mọi tạo vật ngoại giới chưa là đối tượng của hiện thực, chưa được nhìn như một khách thể trong văn chương với những giá trị tự thân, chính vì vậy ngơn ngữ tạo hình rất hạn chế. Mỗi khi cần miêu tả thế giới bên ngoài (thiên nhiên, đồ vật) hay diện mạo bên ngoài (con người, con vật) ngôn ngữ lập tức rơi vào thể hiện ý niệm chung chung ước lệ, trở thành chất liệu để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức. “Cành mai” trong Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền Sư là tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, vượt lên quy luật sống - chết, thịnh -
suy của cuộc đời nhằm thể hiện tinh thần lạc quan bất biến của con người. Mỹ nhân “làn thu thủy nét xuân sơn” là một vẻ đẹp không cụ thể và khuôn sáo. Nghĩa là, ngôn ngữ khơng dùng để tả hình xác của mà gợi tả linh hồn của tạo vật.
Với văn học hiện đại, thiên nhiên và vạn vật ngoại giới đã được xử lý khác, nhất là trong tiểu thuyết mới. Trong phần 3.3.2., khi bàn về việc xác lập tính khách quan của người trần thuật trong tiểu thuyết, luận án đã cho thấy cái nhìn của Nhất Linh về thế giới tạo vật bên ngồi, khẳng định rằng ơng đã coi thiên nhiên như một “khách thể” đối với con người “chủ thể”, nhờ thế ngôn ngữ trong sáng tác của ơng có khả năng mang tính tạo hình. Phân tích dưới đây sẽ cụ thể hóa điều này, cho thấy một ý thức “duy tân, cá tính sáng tạo của nhà nghệ sĩ.
- Ngơn ngữ tạo hình qua miêu tả thiên nhiên và tạo vật xung quanh: Thứ nhất, thiên nhiên trong tiểu thuyết Nhất Linh khơng cịn là cái bóng của hiện thực dùng để nói tâm nói chí, biểu hiện ý niệm về tính cách và đạo đức của “tùng - cúc - trúc - mai” trong văn chương xưa; thứ hai, nó khơng cịn bất biến mà ln biến đổi hợp lý theo hoàn cảnh và trong mắt của “chủ thể” quan sát.
Thiên nhiên ở đây là sự ghi chép cụ thể của “chủ thể” về một “thế giới khách quan”, cho thấy “cái nhìn chủ quan” của nhà nghệ sĩ. Cùng miêu tả nắng, nhà văn viết: “Ánh nắng thu phấp phới trên lá cây rung động, cơn gió heo may thoảng qua trải trên mặt ao trong yên lặng một làn sóng gợn lăn tăn trắng” (Nắng thu, tr.262); “Ánh nắng trên lá thơng lóe ra thành những ngơi sao, tiếng thông reo như tiếng biển xa, đều đều không ngớt” (Đôi bạn, tr.283); “Ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già” (Đoạn tuyệt, tr.78); “Sau những ngọn tre non, lấm tấm lá xanh nghiêng ngả trước gió, mấy đám mây trắng bay lẹ làng và trông như rung động trong ánh sáng rực rỡ” (Lạnh lùng, tr.217); “…[K]hu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thắm, những luống thìa là lá đỏ như sương mù và hơm nào trời nắng, những mầm đậu hòa lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột” (Bướm trắng, tr.146)… Loạt ví dụ này cho thấy bức tranh thiên nhiên được miêu tả hết sức cụ thể, làm cho ta hình dung những cung bậc âm thanh màu sắc chân thực của cuộc sống.
Thiên nhiên như một khách thể cần được khám phá hiện lên trong mắt nhà nghệ sĩ khơng phải là cái bất biến, mà biến hóa mn hình vạn trạng. Nếu loạt ví dụ trên lấy từ
năm tác phẩm khác nhau thì giờ chúng ta thử xem trong cùng một tác phẩm. Trong Lạnh
lùng rất ít cảnh nắng mà nhiều cảnh mưa (ít cảnh ban sớm mà nhiều cảnh chiều và đêm),
tuy nhiên mưa khơng cảnh nào giống cảnh nào, được nhìn qua con mắt của người đàn bà góa trẻ: mưa ngâu “nổi bong bóng trên những rãnh nước đục ngầu” (tr.204); mưa rào “tầm tã” (tr.274), rồi cảnh sau mưa: “những bông hoa xoan rụng rải khắp nơi trông như xác những con bọ sau một đêm mưa to gió lớn” (tr.260)… Cảnh mưa bao giờ cũng buồn, nhưng qua con mắt của người đàn bà khơng có hạnh phúc, tương lai một màu mù mịt, vơ nghĩa thì càng sầu muộn hơn. Cái sầu muộn ở mỗi khung cảnh mang những sắc thái cung bậc khác nhau. Mưa ngâu với bong bóng nước trên rãnh nước đục ngầu trong cái ngày “định mệnh” người đàn bà góa trẻ một con nhận ra mình đem lịng quyến luyến một người đàn ơng làm người đọc thấy se sắt lòng chợt nhớ câu hát buồn: “Trời mưa bong bóng phập phồng, Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”. Những bông hoa xoan sau một đêm mưa to gió lớn rụng rải khắp nơi gây một cung bậc buồn khác, hoang hoải và mông lung hơn, trước những ngày không bờ không bến…
Là người đỗ đầu vào Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khi vẽ tranh bằng ngôn từ, Nhất Linh để lại dấu ấn của một họa sĩ tài năng. Đây thật sự là bức tranh thủy mặc đầy màu sắc và âm thanh: “Sau mấy rặng xoan thưa lá, dịng sơng Nhị thấp thống như một dải lụa đào. Bên kia sơng, gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi mù lẫn trong ngàn mây xám” [229, tr.33]. Với những câu văn mạch lạc, trong sáng giàu nhạc điệu, hình ảnh được nhà văn sử dụng cách so sánh cụ thể, có khả năng tạo hình và gợi cảm, thiên nhiên hiện lên thanh thốt, linh hoạt, màu sắc quen mắt mát dịu ngàn đời của quê hương. Thiên nhiên ấy mang đậm bản chất trầm tĩnh, tài hoa của một người Á Đông sống hài hịa gắn bó với tạo vật xung quanh.
- Ngơn ngữ tạo hình qua miêu tả chân dung con người: Nhất Linh vẽ cảnh nhiều hơn vẽ chân dung. Và ơng ít vẽ nam nhân hơn nữ nhân. Đối với phái nữ ông cũng chỉ dụng công vẽ các nhân vật nữ tân kỳ: Loan, Thu, Nhung, Trâm. Cũng như miêu tả phong cảnh, các bức chân dung khơng giống nhau, mỗi vẻ đẹp lại có sự tương thích với tính cách, hồn cảnh xuất thân, phơng nền văn hóa. Điều đáng nói là có lúc ơng dùng cả hai nét loại bút vẽ: bút vẽ trực tiếp của người kể chuyện và bút vẽ của nam
nhân vật đang yêu, cho nên các cô gái đều hiện lên vừa với vẻ mơn mởn, quyến rũ, vừa có gì tổng hợp của hương vị tình u, cảm nhận được bằng thị giác (tươi mát) và khứu giác (hương thơm): Loan trong Đôi bạn qua cặp mắt Dũng vừa thật thanh tân vừa thật khêu gợi: “nước da màu phớt hồng, hai lúm đồng tiền ở má rất xinh, đôi mắt long lanh, đôi môi mềm và thơm như hai cánh hoa hồng trông thật quyến rũ như khêu gợi, như đánh thức bao nhiêu thèm muốn ngấm ngầm bấy lâu nay”. Cô gái ấy gần với vẻ đẹp và hương hoa khế nhỏ nhẹ tinh khiết nơi tỉnh lỵ khiến Dũng thấy như “một thứ hương lạ để đánh dấu một quãng thời khắc trong đời” và chàng sẽ ghi nhớ mãi “hết mùa này sang mùa khác thơm mãi trong vườn cũ” (tr.190). Vẻ đẹp của Thu trong Bướm trắng được anh chàng sành đời Trương “tia” rất nhanh ngay trong lần đầu bắt gặp và lập tức si mê. Si mê vì một vẻ đẹp khác thường, khơng phải chỉ vì “hai con mắt đen và to sáng long lanh […] như thu hết ánh sáng của vùng trời cao rộng”, “đơi gị má ửng hồng” mà cịn vì là sự “sự kiêu hãnh một cách ngây thơ và vẻ kiêu hãnh lại làm cho sắc đẹp của thiếu nữ có ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ” (tr.14). Như vậy, bút vẽ chân dung của Nhất Linh giống như nét phác thảo bên ngoài, chỉ cốt truyền tải một cái gì đó bên trong, rất riêng của từng đối tượng. Điều này gần với ngôn ngữ biểu hiện nội tâm mà chúng tơi nói dưới đây.