Chương 2 : Tổng quan tài liệu
2.3 Khái quát về thực khuẩn thể trong phòng trừ sinh học
2.3.1 Khái niệm phòng trừ sinh học
Phòng trừ sinh học được định nghĩa là việc áp dụng các sinh vật sống để ngăn chặn quần thể của một loài sinh vật gây hại cụ thể, làm cho nó ít phong phú hơn hoặc ít gây thiệt hại hơn so với đặc tính vốn có (Eilenberg et al.,
2001) hay còn được hiểu là sử dụng sinh vật ký sinh, bắt mồi, sinh vật đối kháng, hoặc những quần thể cạnh tranh để ngăn chặn quần thể dịch hại, làm cho nó ít phong phú hơn hoặc tác hại ít hơn so với khi khơng có các tác nhân phòng trừ sinh học (Norris et al., 2003).
Biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh cây là điều khiển môi trường, cây trồng và sinh vật đối kháng một cách thích hợp, để tạo nên một thế cân
13
bằng sinh học cần thiết, giúp giảm mật số của mầm bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại. Nhờ đó, bệnh của cây trồng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng về kinh tế. Biện pháp sinh học khơng có mục đích tiêu diệt tồn bộ mầm bệnh và cũng khơng có khả năng này (Kim, 2000).
Trong bệnh học thực vật, thuật ngữ phòng trừ sinh học được dùng khi sử dụng vi sinh vật để ngăn chặn sự phát triển của bệnh cây trồng hay kiểm soát mật số quần thể sinh vật gây bệnh (Pal & Gardener, 2006), trong trường hợp đó, các vi sinh vật khống chế mầm bệnh được gọi là các tác nhân phòng trừ sinh học. Tác nhân phịng trừ sinh học được sử dụng có thể là nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, virus,… hầu hết đều sống trong đất và không gây hại đối với chim, cá hay các sinh vật khác.
2.3.2 Khái quát về lịch sử nghiên cứu thực khuẩn thể và những ứng dụng của thực khuẩn thể trong kiểm soát mầm bệnh do vi khuẩn