Chương 2 : Tổng quan tài liệu
2.3 Khái quát về thực khuẩn thể trong phòng trừ sinh học
2.3.9 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng thực khuẩn thể trong kiểm
* Thuận lợi
TKT tồn tại đa dạng trong tự nhiên, chúng có mặt ở tất cả mọi nơi và có thể dễ dàng phân lập từ môi trường, số lượng TKT trong môi trường nước khoảng 104-108 virions/mL và trong đất có khoảng 109 virions/g đất (Matsuzaki et al., 2005).
27
TKT chỉ ký sinh chuyên biệt trên tế bào vi khuẩn kí chủ đến mức độ lồi, đôi khi mức dưới lồi, khơng độc hại đến tế bào nhân thật và môi trường (Greer, 2005; Trun & Trempy, 2009). Áp dụng TKT để phòng trị bệnh do vi khuẩn được xem là liệu pháp sinh học an tồn trong phịng trị bệnh trên người, động vật và cây trồng (Kutter & Sulakvelidze, 2004). Vì vậy, TKT có thể được sử dụng trong các tình huống mà kiểm sốt mầm bệnh bằng hóa chất không được phép sử dụng do các quy định pháp lý, chẳng hạn sử dụng TKT kiểm soát mầm bệnh trong nơng sản tươi có thể sử dụng trực tiếp làm thức ăn (Leverentz et al., 2003).
TKT có khả năng chun tính cao, chỉ loại bỏ vi khuẩn mục tiêu mà không làm hại đến hệ thống sinh vật khác. Vì vậy, có thể áp dụng chúng cùng với vi khuẩn đối kháng để tăng áp lực lên các tác nhân gây bệnh (Tanaka et al., 1990).
TKT ít hoặc khơng bị ảnh hưởng bởi các nơng dược, chúng có thể kết hợp với nhiều hóa chất bảo vệ thực vật mà không làm giảm hiệu quả (Balogh
et al., 2008). Ngồi ra, TKT có thể được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh
khác làm giảm sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc (Kutter, 1997 trích dẫn bới Jones et al., 2007).
TKT có thể chủ động tăng mật số trong môi trường tự nhiên, đặc biệt nơi có quần thể vi khuẩn ký chủ hoạt động khả năng này được khai thác để sử dụng nhằm kiểm soát những bệnh trên cây trồng (Balogh et al., 2009).
Có thể chuẩn bị TKT để sử dụng một cách dễ dàng, ít tốn kém và có thể bảo quản ở trong bóng tối với nhiệt độ là 4oC trong suốt nhiều tháng mà không làm giảm đáng kể chất lượng (Greer, 2005, trích dẫn bởi Nga & Giang, 2016). * Khó khăn
Một nhân tố chính hạn chế việc sử dụng các TKT để kiểm soát bệnh thực vật là khả năng phát triển tính kháng các dịng vi khuẩn đối với TKT. Nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để khắc phục vấn đề này như sử dụng TKT có phổ ký chủ rộng, hỗn hợp các TKT (Balogh et al., 2009); hoặc kết hợp
TKT với vi khuẩn vùng rễ (PGPR) (Ji et al., 2006); hoặc kết hợp TKT với các chất kích kháng (SAR) (Louws et al., 2001, Qui et al., 1997) hoặc kết hợp
TKT với vi khuẩn đối kháng (Byrne et al., 2005, Wilson et al., 2002).
TKT khó tiếp cận tế bào vi khuẩn khi mật số của vi khuẩn thấp hơn 104 - 105 CFU/mL, nhưng TKT vẫn chịu đựng được cho đến khi mật số vi khuẩn đạt trở lại (Nga & Giang, 2016). Do sự chuyên tính cao của TKT nên ảnh
28
hưởng bất lợi đến mối tương tác giữa TKT và vi khuẩn ký chủ (Balogh et al., 2009).
Các yếu tố cản trở sự thành cơng của kiểm sốt dịch bệnh trong vùng rễ là độ pH đất thấp sẽ làm bất hoạt TKT. Trong khi đó, trên bề mặt lá cây, mật số TKT suy giảm rất nhanh, sự tồn tại ngắn ngủi trên bề mặt lá cây cũng là một yếu tố hạn chế của liệu pháp TKT (Gill & Abedon, 2003).
Trong các nghiên cứu ở phịng thí nghiệm và ngồi đồng, TKT đã được chứng minh là bị bất hoạt ở nhiệt độ cao, pH thấp hoặc cao, sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời, hay bị rửa trơi bởi mưa, tia cực tím A và B là yếu tố gây hại nhất đối với TKT ở trong môi trường (Ignoffo & Garcia, 1994, 1995). Những nghiên cứu bước đầu đã cho thấy, áp dụng TKT vào buổi sáng không mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh trên lá.