12 Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
121 Những nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp
Tác giả Lê Trọng Hùng (2008) đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam” Đề tài đã
nghiên cứu được cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển được được thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở
doanh lâm nghiệp hiện nay để giải quyết vấn đề xác định giá trị các loại rừng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách cho thuê để các đối tượng sử dụng vào các mục đích kinh doanh phù hợp với Luật Quản lý và bảo vệ rừng trước đây và Luật lâm nghiệp hiện nay Đồng thời tác giả cũng đã bước đầu đưa ra các phương pháp xác định giá trị đất làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam Khi mà rừng và đất rừng đã được định giá, có thị trường trao đổi thì việc xác định giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước được thuận lợi, chính xác hơn Khi mà giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp được định giá chính xác sẽ giúp cho các quá trình đổi mới, cải tiến, chuyển đổi sắp xếp hay cổ phần hố các cơng ty lâm nghiệp càng có khả năng thực thi hơn Tuy nhiên, đề tài của tác giả cũng mới tập trung vào xác định tiêu chí giá trị rừng và tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất rừng làm cơ sở cho việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam
Tác giả Vũ Tấn Phương và nhóm nghiên cứu (2007) đã thực hiện đề tài: ―Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam‖ Đề tài đã tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính là 1) Cơ sở khoa học về nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng; 2) Định giá một số loại rừng tại miền Bắc, Trung, Nam, 3) Xây dựng nguyên tắc, phương pháp và khung giá rừng tại các địa điểm và đối tượng nghiên cứu, 4) Thử nghiệm, hoàn thiện nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá trị các loại rừng Việc định giá rừng đã được xem xét trên cơ sở đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng, hệ thống phương pháp luận quốc tế, quan niệm về giá trị rừng và khung pháp lý về quản lý rừng ở Việt Nam Theo đó, các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá các loại rừng được đề xuất áp dụng trong việc định giá rừng ở Việt Nam Đề tài đã xây dựng và đề xuất khung giá rừng dựa trên kết quả nghiên cứu Khung giá rừng bao gồm khung tiêu chí giá tài sản lâm sản; khung tiêu chí giá quyền sử
dụng rừng và khung tiêu chí giá tài sản rừng cho rừng tự nhiên và rừng trồng các lồi keo, bạch đàn urophylla, thơng mã vĩ và thông nhựa Khung giá tài sản lâm sản xây dựng cho rừng tự nhiên gồm rừng sản xuất, phòng hộ và rừng đặc dụng theo các trạng thái giàu, trung bình, nghèo và phục hồi Tiêu chí giá tài sản lâm sản của rừng phụ thuộc vào trữ lượng, chất lượng rừng và có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng miền Tiêu chí giá quyền sử dụng rừng tự nhiên xác định trong thời gian 50 năm là rất khác nhau và phụ thuộc vào chất lượng rừng Khung tiêu chí giá tài sản rừng tự nhiên bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp (giá trị quyền sử dụng) và giá trị môi trường được xác định thời gian sử dụng rừng 50 năm Khung tiêu chí tài sản rừng sản xuất là rừng trồng được xây dựng cho các loại rừng trồng keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophylla, thông nhựa và thông mã vĩ theo các tuổi khác nhau và cho các vùng nghiên cứu Khung giá tài sản rừng là cơ sở để các địa phương căn cứ khi xác định giá rừng; cho các cơ quan quản lý xây dựng các chính sách quản lý rừng, đầu tư và phát triển rừng và đặc biệt là việc tiền tệ hóa giá trị của rừng như tính tiền đền bù, bồi thường do chuyển đổi hoặc phá rừng và tính giá trị tài sản doanh nghiệp, tiền thuê rừng, phí và lệ phí Báo cáo tổng kết đề tài đề cập đến các các cơ sở khoa học và thực tiễn về nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá các loại rừng Báo cáo cũng đề xuất khung giá một số loại rừng dựa trên các kết quả nghiên cứu Các kết quả của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng cho việc thay đổi quan niệm về giá trị rừng, xây dựng các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng và đặc biệt là việc tiền tệ hóa giá trị của rừng về các dịch vụ mơi trường, góp phần quản lý bền vững rừng ở Việt Nam
Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số hạn chế như: Kết quả nghiên cứu không thể phản ánh hết các đặc trưng về kiểu rừng và loại rừng trên toàn quốc Một số giá trị mơi trường (phịng hộ đầu nguồn) của rừng không những
phụ thuộc vào thảm rừng mà còn phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên khác Do vậy giá trị này mang tính địa phương Các kết quả nghiên cứu mới chỉ phản ánh các giá trị của rừng trong khu vực nghiên cứu của đề tài
Các tác giả Lê Trọng Hùng và Phạm Văn Điển với đề tài: “Nghiên cứu
xác định giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên” Việc nghiên cứu định giá
rừng sản xuất là rừng tự nhiên, dựa vào “tổng giá trị kinh tế của rừng”, được tham chiếu với giá trị quyền sử dụng rừng trong khuôn khổ pháp lý quản lý rừng của Việt Nam và trong các mối quan hệ như: giao rừng, cho thuê rừng, tính thuế và lệ phí, chuyển đổi mục đích sử dụng, đền bù khi thu hồi rừng và đền bù rừng do các hành vi phá hoại rừng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng là hết sức cần thiết và quan trọng Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được một số phương pháp và các chỉ tiêu để xác định giá trị cho các loại rừng tự nhiên ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng cho viêc xác định giá trị các cơng ty lâm nghiệp có rừng sản xuất là rừng trồng và rừng tự nhiên
Năm 2010-2011, tác giả Trần Hữu Dào đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ phần hố cơng ty lâm nghiệp” Đề tài đã
hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về q trình CPH các cơng ty lâm nghiệp, đánh giá khả năng CPH cho các công ty lâm nghiệp, sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH Để xây dựng các phương án CPH có rất nhiều nội dung, rất nhiều hoạt động và nhiều quá trình phải giải quyết nhưng để các phương án thực hiện được thì việc lựa chọn các phương pháp và các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp là vơ cùng quan trọng và quyết định sự thành cơng cho q trình CPH các cơng ty lâm nghiệp hiện nay Khi chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể huy động vốn tốt hơn, tự chủ hơn trong SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Đề tài đã nghiên cứu xây dựng phương án cổ phần hóa thí điểm tại 3 cơng ty lâm nghiệp nằm trên địa bàn 3 tỉnh Tuyên Quang, Bình
Định, Đắc Lắc; đã đánh giá khả năng cổ phần hóa và những khó khăn mà cơng ty gặp phải khi tiến hành cổ phần hóa
Các phương án CPH tại các cơng ty cũng đã đề cập đến tiêu chí giá trị đất và tiêu chí giá trị rừng khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần Tác giả đã đưa ra các khả năng khi sử dụng tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất cho 2 khả năng là thuê đất trả tiền hàng năm và giao đất có trả tiền một lần để đưa vào các phương án CPH
Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là còn chưa thống nhất các tiêu chí trong phương pháp xác định giá trị đất và giá trị rừng tại các công ty, các đề xuất đưa ra vẫn chưa giải quyết được khó khăn trong việc xác định giá trị đất của các cơng ty nên có nhiều phương án khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các chính sách lâm nghiệp ở cấp địa phương rất yếu kém Các diện tích rừng tự nhiên do các CTLN của Nhà nước quản lý vẫn đang bị suy thoái Sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động SXKD lâm nghiệp vẫn rất nhỏ do không được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và hạn chế về khả năng sản xuất của chính họ Điều này dẫn đến sự đóng góp của ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế là nhỏ và đang có xu hướng giảm Tuy đề tài nghiên cứu tác giả đã đề cập đến nội dung xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước tại các điểm nghiên cứu lựa chọn nhưng là để phục vụ cho việc đề xuất phương án cổ phần hóa các cơng ty lâm nghiệp, cịn các mục tiêu khác đề tài chưa đề cập
Tác giả Nghiêm Sỹ Thương (2015) với đề tài ―Xác định mô hình định
giá Doanh nghiệp Nhà nước trong q trình cổ phần hóa ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp‖ Tác giả đi sâu phân tích thực trạng xác định giá trị
doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, tác giả chỉ ra được sự cần thiết của việc xác định giá trị doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa Đề tài cũng đưa ra những quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp quan trọng, phù hợp, kiến nghị, đề xuất với Chính phủ nhằm hồn thiện cơng tác định giá doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013) đã đề cập đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quy Nhơn - Bình Định Nghiên cứu đưa ra giá trị doanh nghiệp dự kiến của công ty theo các phương pháp tài sản Giá trị của doanh nghiệp bao gồm: tài sản lưu động, tài sản cố định, giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị đất, giá trị rừng Trong nghiên cứu này tài sản lưu động và tài sản cố định được tổng hợp trên báo cáo kế toán, giá trị lợi thế kinh doanh được tính là phần chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm liền so với tỷ suất lợi nhuận bình qn của trái phiếu chính phủ Giá trị quyền sử dụng đất được tính đối với diện tích rừng sản xuất Giá trị rừng được tính theo phương pháp thu nhập, và phương pháp chi phí Kết quả nghiên cứu đề xuất được 4 phương án xác định giá trị doanh nghiệp khác nhau, phục vụ cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp