11 Khái niệm về tiêu chí và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp (Trang 47)

a Khái niệm tiêu chí

Tiêu chí là từ có xuất phát từ tiếng Hy Lạp (Kriterion), có nghĩa là nguyên tắc hay quy tắc để biết được sự thật, đưa ra quyết định hay phán xét về một vấn đề

Theo từ điển Oxford thì “tiêu chí” được hiểu là các tiêu chuẩn hay quy tắc để phán xét một vấn đề, hay để đưa ra quyết định

Tiêu chí là một chuẩn mực được đặt ra với mục đích sử dụng để đánh giá hoặc kiểm định cho một sự việc, sự vật nào đó hiện nay Thơng qua các tiêu chí này sẽ biểu thị một kết quả cuối cùng cho thấy được tính hiệu quả hoặc tính bền vững của tiêu chí đó (Dào, 2007)

Như vậy, tiêu chí có thể coi đó chính là một thước đo, là các quy tắc của chuẩn mực dùng để đánh giá đối với các lợi ích và chi phí Các nhà quản lý thường đặt ra những tiêu chí khác nhau dựa vào điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giúp đạt được mục tiêu hiệu quả nhất và đảm bảo tiêu chí đặt ra đúng và phù hợp nhất

Tiêu chí mang tính khoa học là một cơng cụ đánh giá về chất lượng, giúp định hướng các mục tiêu và phương hướng một cách chuẩn xác

Theo kết quả đo lường của các nhà phân tích thì có thể sắp xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên, điều này có nghĩa là các mục tiêu hay các giải pháp điều được phản ánh thơng qua tiêu chí Các nhà quản lý đặt ra những tiêu chí và điều kiện trong hồn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu tồn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức cơng ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu (Quốc hội,2020)

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%) Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%

Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là các lâm trường quốc doanh (trước năm 2003) Sau khi thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh được chuyển đổi thành: Công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Ban quản lý rừng, một số lâm trường bị giải thể

c Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp

Khái niệm về xác định GTDN xây dựng dựa trên các luận điểm:

- Thứ nhất: Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đem lại cho nhà đầu tư Giá bán doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường, nó cịn chịu sự tác động của các yếu tố cung, cầu “hàng hóa doanh nghiệp”, và cung cầu về tiền tệ trên thị trường Việc quản lý thị trường “mua bán doanh nghiệp” khơng tốt, có thể dẫn đến tình trạng giá bán doanh nghiệp là giá ảo, đó là mức giá hình thành do yếu tố đầu cơ, phản ánh khơng đúng thu nhập thực mà doanh nghiệp có khả năng tạo ra cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư khác có vốn trong doanh nghiệp (Anh, 2010)

- Thứ hai: Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái niệm được các nhà đầu tư, các chuyên gia sử dụng trong việc xác định các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đưa lại Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi khơng có việc mua bán và chuyển nhượng Giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Trong đó có nhiều yếu tố khách quan, thường xuyên thay đổi và rất khó định lượng Việc định lượng các yếu tố nhiều khi phải ấn định một cách chủ quan Do vậy, cần phải có các chuyên gia về thẩm định giá trị (Anh, 2010)

- Thứ ba: Xác định giá trị doanh nghiệp không đơn giản chỉ để mua, bán, sát nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp mà còn nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động giao dịch kinh tế khác như xác định vị thế tín dụng, cung cấp thơng tin cho hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô, cho hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp (Dào, 2007)

Vì vậy, có thể nói xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong q trình SXKD, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường Thông qua các quan điểm và thơng tin trên đây tác giả có thể khái quát lại như sau: ―Xác định giá trị doanh nghiệp chính là việc định giá các tiêu chí tài sản

của doanh nghiệp Hay nói cách khác, xác định giá trị doanh nghiệp là việc

định giá doanh nghiệp

d Khái niệm tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm tiêu chí và khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp tác giả khái quát được khái niệm tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

―Tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp chính là thước đo của các chuẩn mực tài sản dùng để tính tốn xác định giá trị của doanh nghiệp phục vụ cho các mục đích của tổ chức‖ ( Dào, 2017)

Qua việc phân tích và nhận định trên ta có thể rút ra một số kết luận về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

Một là: Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là giá trị cá biệt, được

xây dựng trên cơ sở mức hao phí lao động cá biệt của doanh nghiệp tạo nên, mỗi một doanh nghiệp có một đặc thù, một giá trị riêng và không một doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào

Hai là: Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là

giá trị ghi trên sổ sách mà là giá trị được mọi người quan tâm đó chính là giá trị kinh tế Nhà đầu tư khi tiến hành xem xét các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu quan tâm tới khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai

Ba là: Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là xác định tại thời

điểm định giá không phải là giá trị cuối cùng và duy nhất, nó có thể thay đổi theo thời gian, theo cung cầu và theo các biến động trên thị trường

2 1 2 Đối tượng để áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp dự kiến sẽ có những thay đổi về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty như: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh…

- Các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị Cổ phần hóa

- Các DN chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng

- Các DN đang trên đà phát triển và mở rộng quy mơ hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh

2 1 3 Vai trị của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Với xu hướng hội nhập và phát triển, các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng cần thiết và có vai trị quan trọng trong nền kinh tế:

Thứ nhất, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cho thấy bức tranh tổng quát về thực trạng giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ việc đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng, mua bán doanh nghiệp, cổ phần hóa

Thứ hai, kết quả các tiêu chí XĐGT doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao HQKD

Thứ ba, các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ sở hữu

Thứ tư, các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp cũng là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính

Thứ năm, thơng qua các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yếu của công ty Việc xác định giá trị doanh nghiệp tồn diện và thành cơng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực, sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những khu vực làm ăn hiệu quả của cơng ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp (Dào, 2011)

2 1 4 Các phương pháp và tiêu chí sử dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp

Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn thơng thường gồm 2 nhóm chủ yếu sau:

a Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở kết quả hoạt động

Nhóm phương pháp này gồm 5 phương pháp chủ yếu sau:

(1) Phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow - DCF)

DCF là phương pháp mà giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hoá các luồng tiền thuần doanh nghiệp dự kiến thu được trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này, các tiêu chí sử dụng là “ dịng tiền vào” hay chính là các khoản thu nhập mà doanh nghiêp có thể mang lại (Khấu hao TSCĐ, lợi nhuận thuần hàng năm, các khoản vốn doanh nghiệp thu được khi dự án kết thúc) và “ dòng tiền ra” là các khoản chi

đầu tư vào doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên cho doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có căn cứ để ước tính được tình hình hoạt động trong tương lai, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn thiết kế xây dựng, tin học và

chuyển giao công nghệ…mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là TSVH (Tom và cộng sự, 2000)

(2) Phƣơng pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM)

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở chiết khấu dòng cổ tức thu được với một tỷ lệ thích hợp tương ứng với mức rủi ro của chứng khốn

Tiêu chí được sử dụng đối với phương pháp này là giá trị của các loại cổ phiếu khác nhau của cơng ty, nói cách khác giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị các loại cổ phiếu sau khi đã được tính theo tỷ lệ chiết khấu thích hợp

Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị các doanh nghiệp dựa trên dịng lợi tức cổ phiếu, thích hợp với những doanh nghiệp có chứng khốn được giao dịch trên thị trường, khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản thuần và những doanh nghiệp có tài sản hữu hình thấp nhưng có giá trị vơ hình được đánh giá rất cao, ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tư vấn, luật (Gordon, 1962)

(3) Phƣơng pháp hệ số giá thị trƣờng trên thu nhập (P/E)

Phương pháp này dựa trên dự tính về khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai để xác định giá trị doanh nghiệp

Cơng thức tính: V = Pg * P/E V: Giá trị doanh nghiệp

Pg: Lợi nhuận có thể đạt được

Tiêu chí sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp trong phương pháp này là khả năng sinh lời của doanh nghiệp và hệ số giá thị trường trên thu nhập Pg là lợi nhuận các khoản đầu tư của doanh nghiệp, tuy nhiên lợi nhuận này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên cần được điều chỉnh để xác định được mức hợp lý nhất Hệ số P/E cho biết để có được một đồng thu nhập từ cổ phiếu người đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu Hệ số P/E cao ngụ ý rằng các nhà đầu tư đang kỳ vọng tăng trưởng thu nhập cao hơn trong những năm tới trong khi các doanh nghiệp có P / E thấp hơn dự kiến tăng trưởng thấp hơn

Phương pháp này thường được sử dụng tại các nước đã xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Tuy nhiên, xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp P/E cũng có nhiều hạn chế khi mà các thị trường chứng khoán được tổ chức tốt nhất hiện nay cũng không tránh khỏi yếu tố đầu cơ Chính vì vậy kết quả xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên phương pháp này có thể mang lại nhiều nghi ngại

Đối tượng áp dụng: Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khốn vì dễ dàng xác định được tỷ số P/E của doanh nghiệp (Nicholson, 1960)

(4) Phƣơng pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần (PV)

Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp được đo bằng tiêu chí độ lớn của các khoản lợi nhuận thuần có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp

Để tạo sự nhất quán trong việc đánh giá thì tiêu chí các khoản lợi nhuận thuần phát sinh ở các thời điểm khác nhau trong tương lai bằng việc

thực hiện quy đổi tiêu chí lợi nhuận về một thời điểm hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định Cơng thức tính:

Trong đó:

V0 : Giá trị doanh nghiệp

Prt : Lợi nhuận thuần năm thứ t (Robicheck & Myer, 1965)

Tiêu chí sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp ở phương pháp này là dòng lợi nhuận thuần hàng năm doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai Việc xác định dịng lợi nhuận thuần thường dựa vào bình qn lợi nhuận thuần của doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm trong quá khứ

Đối tượng áp dụng của phươn pháp này là những doanh nghiệp khơng có nhiều tài sản để khấu hao, khả năng tích lũy vốn từ lợi nhuận để lại là không đáng kể hoặc những doanh nghiệp khơng tìm thấy các cơ hội đầu tư hoặc doanh nghiệp đã hoạt động có dịng lợi nhuận trong tương lai tương đối ổn định như kinh doanh khách sạn

(5) Phƣơng pháp Dòng tiền vốn chủ (FCFE)

Về mặt phương pháp luận, phương pháp dòng tiền vốn chủ hay còn gọi là dòng tiền tự do vốn chủ, quan tâm đến tổng các dòng tiền ròng nhập vào vốn chủ sở hữu Cơng thức tính như sau:

Dịng tiền rịng nhập vào vốn CSH = Dòng tiền từ hoạt động KD + Nguồn Tài sản – Sử dụng tài sản

Tiêu chí sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp trong phương pháp này là tiêu chí tổng giá trị dịng tiền từ HĐKD và tiêu chí nguồn tài sản của doanh nghiệp trừ đi tiêu chí KHTS theo chi phí sử dụng VCSH

Ưu điểm: phương pháp này phù hợp xác định các dòng tiền sinh lời dựa trên nguồn vốn kinh doanh lưu động, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và phản ánh được khả năng sinh lời từ bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán

Hạn chế: phương pháp này phụ thuộc nhiều vào lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, và việc tính chi phí cơ hội phụ thuộc nhiều vào cảm tính và kinh nghiệm

Đối tượng áp dụng: phù hợp đối với những doanh nghiệp dịch vụ tài chính như quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm…(Gordon, 1962)

b Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở thị trường

Nhóm phương pháp này gồm 4 phương pháp chủ yếu sau:

(1) Phƣơng pháp tài sản

Phương pháp này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng biệt trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp đó Một số loại hình định giá của phương pháp này như dựa trên việc bán tài sản của doanh nghiệp; dựa trên việc thanh lý tài sản; dựa trên giá trị tài sản ròng Tuy nhiên với

giả định là doanh nghiệp “hoạt động liên tục” nên trong luận án sẽ chỉ đề cập đến phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản rịng Khi đó:

Giá trị doanh nghiệp = Tổng giá trị tài sản - Các khoản nợ + Giá trị lợi thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp (Trang 47)