42 Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp (Trang 131)

Qua q trình nghiên cứu cho thấy cơng tác xác định giá trị rừng của các cơng ty cịn một số bất cập chưa chính xác, do các cơng ty chưa tiến hành tách tiêu chí giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác và tiêu chí giá trị rừng đã đến tuổi khai thác ra để tính riêng, đồng thời các cơng ty lâm nghiệp chọn nghiên cứu cũng chưa tính chuyển một cách chính xác tiêu chí giá trị rừng các năm về hiện tại, chỉ tính theo chi phí phát sinh thực tế Do đó đối với doanh nghiệp lâm nghiệp thì giá trị rừng nên được tách thành một tiêu chí riêng chứ khơng nên gộp chung vào khoản mục giá trị hàng tồn kho

Đối với tiêu chí giá trị rừng, các khu rừng ở độ tuổi khác nhau thì có giá trị khác nhau, cách xác định giá trị rừng của các cơng ty lâm nghiệp hiện nay là tính gộp mà khơng tách các khu rừng có độ tuổi khác nhau giữa các khu rừng

mới trồng và các khu rừng đã đến tuổi khai thác Mặt khác, một chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp thường kéo dài 6 đến 7 năm, tiền lại có giá trị về mặt thời gian, do vậy khi tính tốn phải quy về cùng một thời điểm cho tất cả Khi xác định tiêu chí giá trị rừng là một giá trị đặc thù của ngành lâm nghiệp chỉ xác định theo phương pháp tài sản là khơng phù hợp

Nhìn chung các lâm trường khơng phát sinh nhiều các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên cũng chưa chú trọng nhiều đến xác định giá trị của các khoản đầu tư tài chính, các cơng ty lâm nghiệp chủ yếu dựa vào số liệu theo dõi trên sổ kế tốn để xác định tiêu chí giá trị các khoản đầu tư mà chưa căn cứ vào giá trị thị trường cũng như khả năng thu hồi của các khoản đầu tư tại thời điểm định giá để xác định lại giá trị của các khoản đầu tư đó

Đối với tiêu chí giá trị tài sản cố định hữu hình là các tài sản hiện vật, các doanh nghiệp chưa có sự phân loại các tài sản này thành các tài sản cố định chưa khấu hao hết và những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng Việc xác định lại tiêu chí giá tri tài sản cố định theo giá thị trường ở hầu hết các doanh nghiệp cũng khơng thể thực hiện được vì các tài sản cố định sử dụng ở các cơng ty lâm nghiệp đa số là những tài sản cố định cũ được đầu tư nhiều năm, đến thời điểm đánh giá lại trên thị trường gần như khơng có các loại tài sản cố định như vậy để so sánh

Các doanh nghiệp sử dụng giá trị ghi sổ của tài sản cố định để đánh giá lại Có những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng vào sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp đánh giá bằng khơng theo giá trị cịn lại trên sổ sách kế tốn Trong khi đó, nếu đánh giá lại những tài sản cố định này theo quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì giá trị đánh giá lại khơng thấp hơn 20% giá trị tài sản mua mới

Tất cả các cơng ty đều chưa xác định tiêu chí giá tri lợi thế kinh doanh và tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất trong tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp Nguyên nhân các cơng ty đều lựa chọn hình thức th đất trồng rừng trả tiền hàng năm cùng với những chính sách ưu đãi của nhà nước cho các CTLN để không phải cộng giá trị đất vào tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp Tuy nhiên đối với diện tích đất văn phịng, đất kinh doanh dịch vụ thì cần được đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp Hiện nay khi định giá doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chưa được bổ sung tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp

Đối với giá trị lợi thế kinh doanh của các công ty lâm nghiệp cần được quan tâm và xác định một cách nghiêm túc Hiện nay khi xác định giá trị lợi thế kinh doanh của các công ty lâm nghiệp phần lớn đều là 0 đồng Do đó, các cơng ty lâm nghiệp cần phải xác định giá trị lợi thế kinh doanh trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện cho công tác xác định giá trị các loại tài sản phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp của các cơng ty lâm nghiệp

Như vậy, ta có thể thấy các cơng ty lâm nghiệp hiện nay xác định giá trị các tài sản của công ty theo phương pháp thống kê tài sản được ghi trên sổ kế toán Các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn được xác định tương đối chính xác

Tuy nhiên khi áp dụng cùng một phương pháp xác định cho tất cả các tài sản để tính tốn thì kết quả đạt được có thể khơng mang tính khách quan và tính xác thực chưa cao Thêm vào đó phương pháp thống kê tài sản cũng khơng cho thấy nguồn hình thành tài sản đó, nếu doanh nghiệp đi vay tiền để đầu tư tài sản thì khi xác định giá trị doanh nghiệp phải trừ đi số nợ mới đưa ra con số xác thực Một hạn chế khác của phương pháp tài sản mà các doanh nghiệp đang áp dụng là không cho thấy được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của các cơng ty lâm nghiệp Đầu tiên có thể thấy rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp có nhiều mục đích khác nhau, tùy theo mục tiêu của từng doanh nghiệp mà các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau Nếu mục tiêu xác định giá tri doanh nghiệp là đánh giá nội bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp thì phương pháp sử dụng bảng cân đối tài sản là hợp lý, nhưng nếu mục tiêu của doanh nghiệp là cổ phần hóa thì khi đó phần tài sản phải được tính tốn chi tiết, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và tiêu chí giá trị tiềm năng của doanh nghiệp cũng phải đưa vào kết quả tính tốn Do đó kết quả xác định giá trị doanh nghiệp sẽ tương đối chênh lệch và khác nhau tùy theo mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp

Hạn chế tiếp theo của các cơng ty lâm nghiệp là tiêu chí giá trị rừng chưa được tính tốn đầy đủ trong việc định giá, tất cả các cơng ty đều tính tiêu chí giá trị rừng theo phương pháp tập hợp chi phí phát sinh Điều này là hạn chế lớn khi chu kỳ kinh doanh rừng thường kéo dài, để tính tốn chính xác các doanh nghiệp cần quy đổi dòng tiền về thời điểm hiện tại theo phương pháp chiết khấu

Ngun nhân là do chưa có thơng tư hướng dẫn cụ thể về phương pháp định giá tiêu chí giá trị giá rừng trồng cụ thể để làm tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp

Việc xác định tiêu chí giá trị rừng cũng gặp khó khăn, khi rừng ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều giống cây khác nhau, và cùng một giống cây thì năng suất cũng khác nhau đáng kể tùy theo đặc điểm và địa hình khu rừng Để tính tốn chính xác có thể tách riêng các khu rừng để tính tốn, tuy nhiên điều này dẫn tới cần nhiều thời gian và nguồn lực cho việc điều tra, kiểm kê rừng Do đó trong thực tế, các doanh nghiệp thường tính theo phương pháp bình qn, với sai số có thể chấp nhận được

Hạn chế tiếp theo được nêu lên là tất cả các doanh nghiệp đều chưa đưa tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vào xác định giá trị doanh nghiệp Có rất

nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này khi mà diện tích đất các cơng ty lâm nghiệp quản lý rất lớn và đa dạng về các loại đất khác nhau, có sự xen kẽ giữa đất doanh nghiệp và đất canh tác của người dân địa phương Đối với diện tích rừng phịng hộ, rừng đặc dụng nhà nước giao bảo vệ, quản lý thì sẽ khơng tính vào giá trị doanh nghiệp, thêm vào đó doanh nghiệp thường chọn phương án thuê đất trả tiền hàng năm nên cũng khơng đưa vào giá trị doanh nghiệp

Tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh cũng chưa được các công ty lâm

nghiệp đưa vào định giá tài sản, do thực tế việc xác định tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh rất phức tạp, theo lý thuyết có thể sử dụng phương pháp so sánh lợi nhuận siêu ngạch của công ty so với các cơng ty trong ngành để tính giá trị lợi thế kinh doanh Tuy nhiên điều này cũng rất khó khăn, khi phải có số lượng dữ liệu đáng tin cậy và từ nhiều công ty khác nhau

Tiểu kết chƣơng 3

Thực tế cho thấy hiện nay các công ty lâm nghiệp đều tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản, phần vốn nhà nước được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của Cơng ty, bao gồm tiêu chí giá trị tài sản ngắn hạn và tiêu chí giá trị tài sản dài hạn, tiêu chí giá trị rừng được tập hợp trong mục tiêu chí hàng tồn kho Tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất chưa được đưa vào tính tốn, đối với đất kinh doanh thì các cơng ty thường đưa vào mục tài sản đầu tư dài hạn Giá trị của doanh nghiệp xác định tương đối thấp, nguyên nhân do các tiêu chí giá trị tài sản lớn của các cơng ty là giá trị rừng cây được tính tốn chưa chính xác Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần bổ sung thêm một số tiêu chí như giá trị rừng sản xuất, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) và giá trị lơi thế kinh doanh

Chƣơng 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

4 1 Bối cảnh, quan điểm và định hƣớng hồn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam

4 1 1 Bối cảnh về phát triển sản xuất lâm nghiệp

Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định: Phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường; đưa lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh của các vùng, miền, bảo đảm hài hịa lợi ích quốc gia, địa phương và lợi ích của người dân Đổi mới mơ hình tăng trưởng từ dựa vào mở rộng diện tích và khối lượng sang tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp

Phát triển nơng lâm kết hợp, lâm sản ngồi gỗ; lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với rừng Rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có khả năng tái tạo, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, vừa là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học

Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình

đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại

4 12 Quan điểm hồn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâmnghiệp tại Việt Nam nghiệp tại Việt Nam

Những giải pháp đưa ra nhằm hồn thiện tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp cần phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn ở Việt Nam Định giá doanh nghiệp là công việc phức tạp ngay cả đối với thị trường đã phát triển Nhiều trường hợp cho thấy số tiền ngân sách thu được từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể thấp hơn giá trị thị trường Do đó, ngay sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu, cổ phiếu của doanh nghiệp đó đã được chuyển nhượng với giá cao hơn rất nhiều giá khởi điểm Giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp cần được định hướng gắn với thị trường, đó là giá trị thực tế của doanh nghiệp và người bán và người mua có thể chấp nhận được

Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng đầy đủ, cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện, giảm thiểu thất thoát tài sản của Nhà nước, vừa tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường tài chính

Các giải pháp đưa ra nhằm hồn thiện bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lình vực lâm nghiệp cần xem xét những thông lệ quốc tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế Đặc biệt là học hỏi từ kinh nghiệm những nước đã thực hiện thành công cổ phần hóa doanh nghiệp lâm nghiệp và những nước có điều kiện giống Việt Nam

Các chính sách hồn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp cần lưu ý những đặc thù trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp Những đặc thù của ngành lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, q trình chu chuyển vốn và quản lý tài chính, hiệu quả hoạt động SXKD

4 2 Đề xuất một số giải pháp hồn thiện tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc trong sản xuất lâm nghiệp

4 2 1 Đề xuất hồn thiện các tiêu chí chung xác định giá trị cho các côngty lâm nghiệp ty lâm nghiệp

Hiện nay các công ty lâm nghiệp đều đang xác định giá trị doanh

nghiệp theo phương pháp tài sản, các tiêu chi để xác định cho các công ty lâm nghiệp khi cổ phần hóa bao gồm:

Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị quyền sử dụng đất

Cịn các cơng ty lâm nghiệp chưa cổ phần hóa thì xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm các tiêu chí sau:

Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH

Tiêu chí Tài sản cố định và đầu tư dài hạn gồm các tiêu chí: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác thì được tính tốn theo quy định của Bộ Tài chính hiện hành

Tiêu chí Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm các tiêu chí: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu tư ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác cũng được tính tốn xác định theo quy định của Bộ Tài chính hiện hành

Tiêu chi Giá trị lợi thế kinh doanh là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ

Tiêu chí Giá trị quyền sử dụng đất là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w