Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử 1 Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn Tin học (Trình độ: Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Trang 143 - 144)

Chương VI SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN MỤC TIÊU

6.3.3. Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử 1 Thương mại điện tử

6.3.3.1. Thương mại điện tử

Nếu như trước đây, các hoạt động mua sắm chỉ diễn ra tại các địa điểm trong đời sống thực tế (như chợ, cửa hàng, siêu thị,…) thì hiện nay, hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi trên các website trực tuyến. Hình thức mua bán qua mạng, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng được gọi là các hoạt động thương mại điện tử (e-commerce). Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng lớn mạng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong những năm sắp tới.

Để mua hàng trên các website, người dùng đơn giản chỉ cần chọn các mặt hàng trên website đó hoặc gõ vào các từ khóa tìm kiếm để chọn được món hàng phù hợp. Sau đó người dùng có thể chọn số lượng cần mua rồi thêm vào giỏ hàng (add to cart). Giỏ hàng (cart) là nơi chứa toàn bộ các sản phẩm cần mua của người dùng giống như các giỏ hàng trong thực tế ở các siêu thị. Khi kết thúc quá trình mua sắm, người mua chỉ cần nhập địa chỉ nhận hàng và lựa chọn các hình thức vận chuyển và thanh toán.

Hoạt động thương mại điện tử mang lại lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Đối với người mua, họ có thể mua sắm bất kể thời điểm nào trong ngày, ở bất kỳ địa điểm nào và có nhiều sự lựa chọn khác nhau để có được giá cả tốt nhất. Đối với người bán, họ khơng phải tốn chi phí mặt bằng, địa điểm, tiếp cận được với nhiều người mua ở khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người mua không thể trực tiếp nhìn thấy và thử sản phẩm, người mua có thể nhận phải sản phẩm kém chất lượng hoặc khác biệt với những gì mình đã xem và đặt mua, người mua có nguy cơ bị đánh cắp thơng tin tài khoản, thơng tin thanh tốn,… Tuy nhiên, với những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, các chuyên gia dự đoán hình thức này sẽ dần chiếm ưu thế so với mua sắm truyền thống.

Có ba hình thức cơ bản của thương mại điện tử:

- B2C (Business-to-consumer): Là hình thức bán hàng từ nhà cung cấp đến

người dùng cuối. Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến và phát triển nhanh nhất.

- C2C (Consumer-to-consumer): Là hình thức bán hàng giữa những cá nhân

với nhau. Các cá nhân riêng lẻ có thể bán hàng đến những người khác thông qua hệ thống thương mại điện tử, họ cũng có thể tổ chức đấu giá cho sản phẩm của mình.

- B2B (Business-to-business): Là hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp

với nhau. Hình thức này thông thường là các chuỗi cung cấp nguyên vật liệu giữa các doanh nghiệp.

321

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn Tin học (Trình độ: Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Trang 143 - 144)