CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC
1.4. VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA ẨM THỰC
1.4.1.2. Kinh doanh ẩm thực và văn hóa ẩm thực trong hệ thống các nhà hàng
Theo thống kê sơ bộ thì Việt Nam có khoảng 200.000 - 300.000 qn ăn và khoảng 15.000 - 20.000 nhà hàng thuần Việt tại nhiều quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới. Du khách quốc tế trong và ngoài nước đều biết đến ẩm thực Việt nam như móm phở, nem rán (chả giị), bánh mì.
Các nhà hàng độc lập chuyên phục vụ các món ăn truyền thống Việt Nam, món ăn ba miền, hoặc các món ăn truyền thống từng vùng, tỉnh, hoặc đặc sản một làng quê Việt cũng được các nhà kinh doanh ăn uống khai thác hoạt động một cách hiệu quả.
Mỗi loại nhà hàng kinh doanh chuyên sâu các món ẩm thực riêng biệt, sự riêng biệt chính là thể hiện sự khác biệt về khẩu vị, tập quán vùng miền, về đối tượng khách thưởng thức các món ăn khác nhau. Vì lĩnh vực ăn uống, dịch vụ chiếm đến 70% doanh thu của ngành du lịch và tác động động lớn đến các chuỗi cung cấp, nhất là nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương có hoạt động du lịch.
Hiện nay, các nhà hàng Việt Nam kinh doanh ẩm thực mang văn hóa đặc trưng vùng miền và khẩu vị như: Nhà hàng các món ăn truyền thống Việt Nam như: cơm, canh cua cà pháo, cá kho tộ, canh chua cá lóc, các món xào và rang truyền thống phục vụ mọi người đặc biệt là khách du lịch, và người dân Việt Nam.
Việc trang trí các món ăn, quy cách chế biến, độ vị mặn nhạt khác nhau, cách bày trí và văn hóa trong giao tiếp ăn uống cũng được các nhà hàng quan tâm, chú ý, và nâng lên thành một nghệ thuật thưởng thức ẩm thực đối với du khách.
Ngồi các món ăn truyền thống, văn hóa thưởng thức các món ăn cịn phải kể đến văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt tại các nhà hàng, văn hóa mời trà, mời rượu được lưu giữ bao đồi của người Việt đã được lưu truyền. Người thưởng thức rượu, trà, cà phê, và đồ uống khác đều thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Việt trong đó từ nhiên liệu, nguồn gốc cây trồng, trang trí, chế biến, đến cách thức pha, hãm đều có ý nghĩa văn hóa, theo từng cung bậc cảm xúc của người chế biến.
Ví dụ: nghệ thuật pha trà truyền thống, hoặc nghệ thuật mời trầu cau của người Việt, đồ uống rượu ngô, gạo nếp cái thơm miền Bắc, rượu Gị Đen ở Long An, rượu Bàu Đá ở Bình Định, rượu Minh Mạng ở Huế… là những quốc tửu của người Việt.