CÁCH THỨC ĂNUỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 44 - 46)

4.1. ĂN TOÀN DIỆN:

Thưởng thức tổng hợp tác động vào ngũ quan - Nếm vị ngon : vị giác, nếm bằng lưỡi - Ngửi mùi thơm ngào ngạt : khứu giác - Thấy màu sắc hài hòa : thị giác

- Nghe tiếng giịn tan : thính giác

38

4.2. ĂN KHOA HỌC:

Trong ăn uống, người Việt Nam rất coi trọng triết lý âm dương ngũ hành của các món ăn; sự âm dương trong cơ thể con người và sự cân bằng âm dương giữa con người với mơi trường tự nhiên. Trong q trình sống, người Việt Nam phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương, tương ứng với ngũ hành: Hàn (lạnh, âm nhiều là thuỷ); nhiệt (nóng, dương nhiều là hoả); ơn (ấm, dương ít lạnh); bình (mát, âm ít là kim ) và trung tính(vừa phải âm dương điều hoà là thổ). Dựa trên cơ sở đã người Việt Nam từ bao đời nay đã biết điều chỉnh theo qui luật âm dương bù trừ và chuyển hoá lẫn nhau để chế biến ra những món ăn có sự cân bằng âm dương. Chính vì vậy, tập quán dùng gia vị của Việt Nam, ngồi các tác dụng kích thích dịch vị, làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn, chứa các kháng sinh thực vật có tác dụng bảo quản thức ăn cịn có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn.

Người Việt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương. Đó là:

Sự hài hịa âm dương của món ăn, chẳng hạn, gừng đứng đầu vị nhiệt (dương) có tác dụng làm thanh hàn, giải cảm, giải độc, cho nên được dùng làm gia vị đi kèm với những thực phẩm có tính hàn (âm) như bí đao, rau cải, cải bắp, cá, thịt bò. Ớt cũng thuộc loại nhiệt (dương), cho nên được dùng nhiều trong các loại thức ăn thủy sản (cá, tôm, cua, mắm, gỏi.) là những thứ vừa hàn bình, lại có mùi tanh. Lá lốt thuộc loại hàn (âm) đi với mít loại nhiệt (dương). Rau răm thuộc loại nhiệt (dương) đi với trứng lộn thuộc loại hàn (âm).

Sự quân bình âm dương trong cơ thể ngồi việc ăn các món chế biến có tính đến sự qn bình âm dương, người Việt Nam cịn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương, vì vậy, một người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương và ngược lại, ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất. Ví dụ: đau bụng nhiệt (dương) thì cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu đen, nước sắc đậu đen (màu đen âm), trứng gà, lá mơ. Đau bụng hàn (âm) thì dùng các thứ nhiệt (dương) như gừng, riềng. Bệnh sốt cảm lạnh (âm) thì ăn cháo gừng, tía tơ (dương), cịn sốt cảm nắng (dương) thì ăn cháo hành (âm).

Để đảm bảo sự qn bình âm dương giữa con người với mơi trường tự nhiên, người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa.ViệtNam là xứ nóng (dương), cho nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại bình, hàn (âm). Trong cuốn Nữ cơng thắng lãm, Hải Thượng Lãn Ơng kể ra khoảng 120 loại thực phẩm thì đã có tới khoảng 100 loại mang tính bình, hàn rồi. Cơ cấu ăn truyền thống thiên về thức ăn thực vật (âm) và ít ăn thức ăn động vật (dương) chính là góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa con người với mơi trường.

Mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tơm cá (là những thứ âm) hơn là mỡ thịt. Khi chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên thức ăn có nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu, vừa giải nhiệt. Chính vì vậy mà người Việt Nam rất thích ăn đồ chua, đắng – cái chua của dưa cà, của quả khế, quả sấu,

39 quả me, quả chanh, quả chay, lá bứa; cái đắng của mướp đắng (khổ qua). Canh khổ qua là món được người Nam bộ (vùng gần xích đạo) đặc biệt ưa chuộng.

Mùa đông lạnh, người Việt ở các tỉnh phía Bắc thích ăn thịt, mỡ là những thức ăn dương tính giúp cơ thể chống lạnh. Phù hợp với mùa này là các kiểu chế biến khô, dùng nhiều mỡ hơn (dương tính hơn) như xào, rán, rim, kho. Gia vị phổ biến của mùa này cũng là nhưng thứ dương tính như ớt, tiêu, gừng, tỏi. Dân miền Trung sở dĩ ăn ớt (dương) nhiều là vì thức ăn phổ biến ở dải đất này là các thứ hải sản mang tín hàn, bình (âm) và con người thường phải ngâm mình trong nước biển.Xứ nóng (dương) phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy sản (âm), xứ lạnh (âm) thì phù hợp cho việc phát triển chăn ni các lồi động vật với trữ lượng mỡ, bơ sữa phong phú (dương). Như vậy là tự thân thiên nhiên đã có sự cân bằng rồi. Do vậy, ăn uống theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người, là hịa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào thức nấy, người xưa gọi là “thời trân”: Mùa hè cá sông, mùa đơng cá bể/ Chim ngói mùa đơng, chim cu mùa hè… Ăn uống theo mùa cũng là lúc sản vật ngon nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất.

4.3. ĂN DÂN CHỦ:

Các món ăn dọn tất cả lên một mâm, ai thích món nào, ăn món đó, ăn ít nhiều tùy khẩu vị và sức ăn của mình khơng bị ép ăn món mình khơng thích. Người ăn thưởng thức nhiều hương vị, khác hẳn cách ăn phương Tây thưởng thức từng món…

4.4. ĂN CỘNG ĐỒNG VÀ MỰC THƯỚC:

Người Việt thường ngồi ăn chung với nhau nhưng có văn hóa khi ngồi vào bàn ăn. Quy tắc khơng ăn q nhanh, q lâu, q nhiều, q ít.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)