- Tổ hợp các ngành luật
27 Xem Điều 4 Hiến pháp
Xây dựng nhà nước pháp quyền cũng đồng nghĩa với việc củng cố, nâng cao vị trí, vai trị của pháp luật trong đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, ghi nhận và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân... Pháp luật Việt Nam đã thể hiện các nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền và cơ chế bảo đảm thực hiện, đặc biệt là trong Hiến pháp. Đó là các nguyên tắc như: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tập trung, dân chủ... Đồng thời nhà nước cũng ghi nhận các quyền con người, quyền công dân. Tạo mọi điều kiện để những quyền con người, quyền công dân ngày càng được mở rộng, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
- Pháp luật nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác đặc biệt là truyền thống đạo đức Á Đông.
Là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, pháp luật Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại với các công cụ điều chỉnh khác đặc biệt là với đạo đức. Điều đó được thể hiện ở chỗ: nội dung pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam ln thể hiện tính nhân đạo và những giá trị chân - thiện - mỹ của xã hội; các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức luôn là tiêu chí tác động đến nội dung của các quy phạm pháp luật; các giá trị đạo đức được tính đến khi xem xét các vấn đề pháp lý và ngược lại; pháp luật về nguyên tắc phù hợp với đạo đức, trong trường hợp thiếu quy định cụ thể của pháp luật thì cần vận dụng đạo đức để giải quyết... Việc xử sự theo những quan điểm, chuẩn mực đạo đức truyền thống còn được ghi nhận thành những nguyên tắc pháp lý trong Bộ luật Dân sự như nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội; tự nguyện, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng...
Pháp luật cịn có mối quan hệ mật thiết với các quy tắc xã hội khác như phong tục, tập quán, truyền thống. Pháp luật bảo vệ những phong
tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời có nhiều quy định nhằm ngăn cản, hạn chế và dần loại trừ những hủ tục lạc hậu, phản tiến bộ.
- Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phạm vi
điều chỉnh ngày càng mở rộng, hiệu quả điều chỉnh ngày càng cao.
Cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của các quan hệ xã hội thì phạm vi điều chỉnh của pháp luật cũng ngày càng mở rộng, hiệu quả cũng không ngừng được nâng cao. Vị thế của pháp luật Việt Nam đã và đang được củng cố, phát huy trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trở thành công cụ duy trì, quản lý xã hội khơng thể thay thế.
- Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự tương thích với các ngun tắc của pháp luật quốc tế, các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận.
Nội luật hóa các ngun tắc, quy định của các cơng ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hay công nhận là một trong những đặc điểm của pháp luật Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền. Chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là nguyên tắc đã được quy định trong Hiến pháp 201328.
2.5.2. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Việc phân định ranh giới các ngành luật trong hệ thống pháp luật chỉ mang tính tương đối bởi sự phân định này không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh mà cịn phụ thuộc vào ý chí của nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong mỗi thời kỳ phát triển của đất nước.