- Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã, quận chia thành phường.
1.2.3.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện)
Hệ thống cơ quan này do nhân dân trực tiếp bầu ra và đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bởi Quốc hội là cơ quan được nhân dân cử tri cả nước từ mọi thành phần trong xã hội, từ mọi địa phương trong cả nước trực tiếp bầu ra. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp và có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước (Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều 70 của Hiến pháp năm 2013. Về cơ bản nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được giữa nguyên theo Hiến pháp năm 1992, nhưng cũng đồng thời bổ sung thêm một số chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chức năng của Quốc hội trong hoạt động lập hiến, lập pháp. Cơ cấu của Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 quy định khá cụ thể, ngoài Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch, cịn có các cơ quan trực thuộc khác như:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do Quốc hội giao phó. Những nhiệm vụ, quyền hạn này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều 74 Hiến pháp năm 2013.
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng do Quốc hội thành lập để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà Quốc hội giao cho trong quá trình hoạt động. Về cơ bản Hội đồng dân tộc có một vị trí pháp lý hồn tồn khác so với các Ủy bản của Quốc hội bởi vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có tính chất khá đặc thù so với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Trong trường hợp cần thiết Quốc hội có thể thành lập Ủy ban lâm thời để tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Các cơ quan này có nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại các Điều 75, 76 Hiến pháp năm 2013.
- Kiểm toán nhà nước và Hội đồng bầu cử quốc gia là các thiết chế độc lập mới được bổ sung trong Hiến pháp năm 2013 và do Quốc hội thành lập.
Kiểm toán nhà nước hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm tốn việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản cơng. Ngồi ra, Tổng kiểm tốn nhà nước cịn chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tốn; báo cáo cơng tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội khơng họp thì Tổng kiểm tốn nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 118 Hiến pháp năm 2013).
Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 117 Hiến pháp năm 2013). Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113 Hiến pháp năm 2013).