KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 90 - 91)

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực

4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1 Khái niệm

4.1.1 Khái niệm

Trong đời sống xã hội, các thành viên của xã hội ln có những mối liên hệ nhất định với nhau bởi đó là nhu cầu tất yếu của con người. Các quan hệ giữa người với người hình thành trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống tạo nên sự đa dạng của các quan hệ xã hội (quan hệ trong lao động sản xuất, quan hệ trong kinh doanh buôn bán, quan hệ trong sinh hoạt tiêu dùng, quan hệ trong sinh hoạt chính trị, quan hệ trong gia đình...), đồng thời cũng đòi hỏi sự xuất hiện của nhiều loại quy tắc xử sự để điều chỉnh hành vi của các bên tham gia quan hệ (chẳng hạn như: quy

phạm đạo đức, tín điều tơn giáo, quy ước của phong tục tập quán...). Khi nhà nước và pháp luật ra đời và tồn tại trong xã hội loài người, các quy phạm pháp luật cũng là một trong những quy chuẩn quan trọng để điều chỉnh xử sự của các bên chủ thể trong nhiều quan hệ xã hội.

Thực tiễn của đời sống xã hội cho thấy, các quan hệ xã hội có thể cùng một lúc có sự tác động và điều chỉnh của nhiều loại quy phạm xã hội. Chẳng hạn một quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh nhất định có thể cùng một lúc chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật về kinh doanh, các quy chuẩn đạo đức trong kinh doanh, các tập quán kinh doanh thương mại... Tuy nhiên, một khi quy phạm pháp luật đã tác động lên các quan hệ xã hội nhất định thì các bên tham gia quan hệ đó phải có những xử sự phù hợp với trật tự xã hội mà nhà nước mong muốn bởi lẽ các quy phạm pháp luật được dùng để tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội là do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Khi đó, các bên tham gia quan hệ xã hội sẽ thực hiện những hành vi xử sử mà các quy phạm pháp luật đã đề ra và trở thành các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Những quan hệ xã hội như vậy được gọi là quan hệ pháp luật.

Như vậy, dưới khía cạnh pháp lý, quan hệ pháp luật là một dạng đặc biệt của quan hệ xã hội bởi sự hình thành, tồn tại và thay đổi của những quan hệ này ln có sự tác động và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Khái niệm về quan hệ pháp luật có thể được hiểu như sau:

Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội được hình thành, tồn

tại và phát triển trên cơ sở các quy phạm pháp luật, theo đó các bên tham gia quan hệ thực hiện các hành vi xử sự theo quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể mà nhà nước đã quy định và đảm bảo thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương (2021): Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)