VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
5.1.2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:
- Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật:
Mọi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật nhưng không phải tất cả các hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật, chỉ hành vi trái pháp luật nào do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý (tức là có lỗi của chủ thể) mới được coi là vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội, là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các cấu thành vi phạm pháp luật.
Khoa học pháp lý chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý được chia thành cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vơ ý được chia thành vơ ý vì q tự tin và vô ý do cẩu thả.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Ví dụ: Người chồng trong cơn ghen tng tạt axit vợ mình, A vì thù ốn với B là đồng nghiệp nên dùng dao đâm trọng thương B...
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Ví dụ: Chăng dây điện lưới quanh vườn để bảo vệ cây trái của mình gây ra hậu quả chết người...
+ Lỗi vơ ý vì q tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của
do hành vi của mình gây ra nhưng hi vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Ví dụ: Người lái xe ô tô khi sử dụng ơ tơ có thiết bị phanh khơng an tồn có thể nhận thức được khả năng tai nạn nhưng do tin tai nạn không xảy ra nên vẫn sử dụng.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu
quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó. Ví dụ: Phát nhầm thuốc, truyền nhầm nhóm máu, bỏ quên dụng cụ phẫu thuật trong người bệnh nhân...
- Động cơ vi phạm:
Động cơ là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như vụ lợi, trả thù... Ví dụ: Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép để trục lợi, tạt axit để trả thù...
- Mục đích vi phạm:
Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, cần phải chú ý là không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trong thực tế cũng trùng với mục đích ban đầu. Ví dụ: Mục đích của A muốn gây thương tích cho B nhưng kết quả trong thực tế là B chết, X muốn giết Y nhưng Y lại được người khác cứu thoát...